Chùa Phổ Minh Nam Định – nơi lưu giữ bảo vật vô giá ít người biết

Nam Định ngày nay là quê hương, nơi phát tích của vương triều Trần – triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bởi vậy nhắc đến Nam Định người ta sẽ nghĩ ngay đến những di tích lịch sử hào hùng, những ngôi đền, chùa, miếu linh thiêng, cổ kính. Trong số đó nổi bật là di tích Chùa Phổ Minh – một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời “Hào khí Đông A” nhà Trần. Hãy cùng Ăn chơi khắp chốn tìm hiểu thêm về di tích cổ này nhé!

Chùa Phổ Minh ở đâu?

Chùa Phổ Minh hay còn gọi Phổ Minh tự, là một ngôi chùa tọa lạc ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Cách trung tâm thành phố Nam Định 5 km về phía tây bắc, khi đi trên quốc lộ 10 theo hướng Nam Định – Thái Bình, hình ảnh chùa Phổ Minh hiên ngang lúc ẩn lúc hiện qua từng miền đất xanh ngát với tòa bảo tháp như linh vật chấn iểm cả một vùng đất hào khí anh hùng.

Quá trình hình thành và phát triển của chùa Phổ Minh

Từ đầu năm 1239, các vua Trần đã xây dựng tại quê hương Tức Mặc của mình hàng loạt các cung điện, lầu gác làm nơi ở cho hoàng thân quốc thích. Đây là trung tâm thứ hai của đất nước bên cạnh kinh đô Thăng Long.

Để đáp ứng nhu cầu lễ Phật cho con em hoàng tộc trong vùng, năm 1262, chùa Phổ Minh được xây dựng. Hơn nửa thế kỷ sau, vào đầu thế kỷ XIV, vua Trần tiếp tục cho xây cây tháp Phổ Minh và hoàn thiện kiến trúc của chùa.

Đến khoảng năm 1533 – 1592, công chúa Mạc Ngọc Lâm đã cho trùng tu lại ngôi chùa. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tuy đã nhiều lần sửa chữa thế nhưng chùa Phổ Minh vẫn giữ được dáng vẻ và sự bề thế theo lối kiến trúc “nội công, ngoại quốc”. Và đến năm 2012, chùa được công nhận là di tích Quốc gia.

Kiến trúc Chùa Phổ Minh có gì đặc sắc?

Chùa Phổ Minh với cách thiết kế, bài trí trong chùa ghi dấu sự kết hợp của ba tôn giáo Nho – Phật – Lão, thể hiện rõ tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Từ cổng Tam quan đi qua hồ sen vào chùa du khách sẽ được chiêm ngưỡng kết cấu 3 gian được làm từ tường gạch và khung gỗ và bạn sẽ thấy hai nhà bia đối diện với nhau, được xây dựng theo lối kiến trúc 2 tầng 8 mái. Đó là nhà bia khắc chữ Duy Tân 1 năm 1907 và nhà bia bên phải khắc năm Cảnh Trị 6 (1668).

Ngoài ra, sân chùa còn là nơi hội tụ đa dạng các công trình kiến trúc như tháp, cột kinh, chân đá tảng cánh sen hay cây hương đá mang phong cách nghệ thuật thời Trần.

Tháp Phổ Minh – tòa tháp cổ kính với hơn 700 năm tuổi

Tháp xây dựng vào năm 1308 ngay trước khu nhà bái đường nằm theo trục Bắc – Nam. Tháp cao tổng cộng 19,51m gồm 1 kiệu bát cống và 13 tầng. Tháp được xây trên một sân nhỏ hình vuông, mỗi chiều là 8,6m và nằm thấp hơn so với mặt đất 0,45m. 

Tháp là một công trình hỗn hợp giữa gạch và đá. Trong quá trình xây dựng, tháp đã được vua Trần Anh Tông đặt 7 trong số 21 hạt xá lộ lên trên đỉnh. Bệ và tầng dưới của tháp được xây bằng loại đá xanh mịn vừa đẹp vừa có sức nặng, làm tăng độ bền cho móng nền. Các tầng trên đều được xây bằng gạch nung mỏng, nhẹ, điều đặc biệt là mỗi viên gạch được khắc chữ “Hưng – Long thập tam niên” và hình con rồng.

Tầng tháp thứ nhất được bắt đầu bằng một vòng những cánh sen hai lớp, lớp dưới cúp xuống, lớp trên ngửa lên nở xoè, tạo cảm giác cây tháp như mọc trên một đoá hoa sen khổng lồ. Còn ở các tầng trên, trang trí chủ yếu trực tiếp vào các viên gạch. Cạnh ngoài của mỗi viên đều có khắc hình rồng cuộn khúc vờn mây.

Trên đỉnh tháp Phổ Minh là đài búp sen được đặt trên một khối đất nung. Đài búp gồm 5 lớp cánh chụm lại với nhau, luôn hướng lên nền trời xanh thẳm thể hiện ý chí hiên ngang, bất khuất của hào khí dân tộc một thời – hào khí Đông A – đã từng đánh bại 3 lần xâm lược của phương Bắc.

Chua Pho Minh Nam Dinh ackc 5
Chua Pho Minh Nam Dinh ackc 5

Trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, ngọn tháp Phổ Minh vẫn còn tồn tại ngót bảy trăm năm tuổi quả đã có giá trị vô bờ đối với nước ta. Đó  không chỉ là niềm tự hào của nhân dân, mà còn là tài sản vô giá do tổ tiên ta đã tốn bao nhiêu công sức, trí tuệ, tiền của để tạo dựng trong quá trình lịch sử của dân tộc.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin về chùa Phổ Minh, hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được địa điểm du lịch phù hợp cho kỳ nghỉ sắp tới. Ăn chơi khắp chốn chúc các bạn sẽ có một chuyến tham quan chùa Phổ Minh Nam Định thật tuyệt vời và đáng nhớ!

Còn với những bạn muốn du lịch Nam Định tự túc, hãy tham khảo ngay cẩm nang du lịch Nam Định cực chi tiết tại đây thôi nào: Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Nam Định đầy đủ nhất cho các tín đồ du lịch

Còn khi du lịch Nam Định nên check-in ở đâu? Hãy khám phá những điểm du lịch không thể bỏ lỡ của vùng đất địa linh nhân kiệt này tại đây nhé: Top 30 địa điểm du lịch Nam Định đẹp ngây ngất

Đến Nam Định nhất định phải ăn gì, mua gì? Khám phá ngay ẩm thực, đặc sản Nam Định không thể bỏ qua tại đây nhé: Top 25 món ngon Nam Định “gây thương nhớ” với thực khách gần xa

Tham khảo thêm đặc sản Nam Định làm quà tại đây nhé: Top 31 đặc sản Nam Định thích hợp làm quà biếu

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Đánh giá bài viết