Mảnh đất võ Bình Định không chỉ được biết đến với nhiều phong cảnh đẹp làm ngây ngất lòng người mà mảnh đất này còn khiến du khách nhớ mãi với những lễ hội truyền thống, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. Và lễ hội Đống Đa Tây Sơn, một trong những lễ hội tiêu biểu tại Bình Định.
Đây là lễ hội tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa của Vị Hoàng Đế Áo vải Quang Trung. Lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định mang ý nghĩa gìn giữ nét đẹp truyền thống để cho thế hệ nay và mai sau hiểu được và ghi nhớ về tổ tiên với những công lao hiển hách, để thêm yêu quý và tự hào về quê hương, đất nước mình.
Sự ra đời của lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định
Vào năm 1788, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi, vua Lê Chiêu Thống cảm thấy lo lắng về quyền lực của mình với đất nước nên đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh lúc này là Càn Long. Nhà Thanh vốn đã có mưu đồ xâm lược nước ta, nay thêm lời kêu cứu của vua nước Nam nên đã mau chóng hành động.
Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được vua cử đem 29 vạn binh lính chia làm 4 mũi ồ ạt tấn công vào thành Thăng Long xâm chiếm nước ta. Quân ta dễ dàng bị đánh gục ở thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị ngạo mạn tuyên bố sẽ kéo quân vào thẳng sào huyệt Tây Sơn đúng ngày mùng 6 Tết.
Ngày 22/12/1788 tức ngày 25/11 âm lịch, sau khi nhận được tin cấp báo, anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã xưng vua, lấy hiệu là Quang Trung. Sau đó, dẫn đầu đại binh tiến ra Bắc đánh trả quân hung hãn nhà Thanh.
Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789), quân đội Tây Sơn dũng mãnh tiến vào Hà Nội đánh tan đồn trại giặc Khương Thượng. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử trên núi Ốc (Loa Sơn). Trận đánh đã mở ra con đường tiến thẳng vào thành Thăng Long cho đội quân Tây Sơn.
Vào ngày 28/12/2016, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý duyệt Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 228 năm. Từ ngày chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2017) diễn ra. Lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định là dịp tưởng nhớ công lao của Tây Sơn Tam Kiệt.
Nét đặc sắc của lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định
Lễ hội Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 4, mùng 5 tết âm lịch hàng năm tại bảo tàng Quang Trung, thuộc địa phận thôn Kiến Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Lễ tế được tổ chức tôn nghiêm, cả khu vực rộng lớn, cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang… Người dự lễ như cảm thấy lòng mình hòa nhập vào hồn thiêng sông núi địa linh nhân kiệt.
Cũng như những lễ hội khác, lễ hội Đống Đa gồm có hai phần: phần lễ và phần hội.
Phần Lễ
Phần lễ tế được tổ chức ở chính điện Tây Sơn gồm các nghi thức: đọc sớ tế, dâng hương và dâng hoa trên nền nhạc mang âm hưởng hào hùng, cờ lọng, ghi trượng treo kín sân làm cho buổi lễ càng thêm long trọng và tôn nghiêm.
Phần Hội
Phần hội thay đổi hằng năm nhưng các mục chính thì năm nào cũng có, đó là màn trình diễn tái hiện lại trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung và đại quân Tây Sơn tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, với tiếng binh khí, tiếng hò reo từ quân sĩ, tiếng voi gầm, ngựa hí, súng nổ hòa cùng tiếng trống rền vang.
Tiết mục võ thuật Tây Sơn được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn các bài quyền truyền thống nổi tiếng của nhà Tây Sơn như: Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền; các bài võ sử dụng binh khí: Lôi long đao, Song phượng kiếm, Tuyết hoa song kiếm và Lôi phong tùy hình kiếm, hay các bài roi như Roi Thái sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn … đều được người xem hưởng ứng nhiệt liệt.
Ngoài nghi lễ truyền thống, phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa dân gian với sự tham gia của các dân tộc Kinh, Ba-na, Chăm… như diễn tấu cồng chiêng, ca kịch bài chòi, thi đấu võ cổ truyền, đua thuyền nan trên bến Trường Trầu… đã đem lại cho người phó hội nhiều sự phấn khích và niềm vui trong những ngày đầu xuân.
Với phần trình diễn hết sức chân thực, người xem như được sống trong không khí hào hùng khẩn trương của cuộc chiến năm xưa; hiểu được thế trận táo bạo; ý chí quyết tâm của quân và dân ta.
Lễ hội Đống Đa mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, lưu giữ niềm tự hào; sự quật cường của cả một dân tộc. Lễ hội góp phần chuyền tải giá trị lịch sử đến với tất cả những du khách tham gia lễ hội. Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.
Nếu bạn cũng yêu thích vùng đất võ này và muốn tìm hiểu về lịch sử con người nơi đây thì đừng bỏ qua lễ hội Đống Đa Tây Sơn nhé!
Còn đây là chi tiết : tổng hợp toàn bộ các danh lam thắng, di tích lịch sử, điểm vui chơi ở Bình Định tại đây nhé: Top 70 địa điểm du lịch đẹp ở Bình Định
Du lịch Bình Định thì cần lưu ý những gì? Kinh nghiệm du lịch Bình Định
Đến Bình Định thì ăn gì. Cùng tìm hiểu những món đặc sản đặc sản mang đậm hương vị Bình Định ở đây nhé: Ẩm thực Bình Định – TOP 40 món ăn ngon nổi tiếng nức lòng du khách
Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!Theo dõi chúng mình ở đây nhé :
Nguồn: TH