Khám phá lễ vía Ngũ Hành Nương Nương dịp đầu năm tại Long An

Khám phá lễ vía Ngũ Hành Nương Nương dịp đầu năm

Ngũ Hành Nương Nương, là vị thần được thờ rất nhiều ở các đình tại Nam Bộ, giúp cho mưa thuận gió hòa, thịnh vượng. Theo Tân từ điển Việt Nam (Nhà xuất bản TP. Hồ chí Minh, 1991): Miếu là cái đền thờ, Ngũ hành là 5 yếu tố vật chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ luôn vận động, chuyển dịch. Theo thuyết âm dương ngũ hành, 5 yếu tố trên thuộc âm nên trong dân gian gọi chung là Bà.

Long An là một vùng đất được lưu dân người Việt khai phá sớm, có nhiều tín ngưỡng dân gian, trong đó có tục thờ Ngũ Hành Nương Nương – dân gian còn gọi là Bà Ngũ hành, 5 vị phúc thần quyền năng: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; bảo hộ cộng đồng cư dân nông nghiệp trong buổi đầu khai phá vùng đất Nam Bộ đầy khắc nghiệt.

Đây là một lễ nổi tiếng, được tổ chức khá long trọng với các nghi thức của một Lễ Kỳ Yên và nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc như: Chầu mời, thỉnh bà, dâng bông, dâng mâm, bán lộc, đặc biệt là hát chặp Địa Nàng… Lễ hội diễn ra vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm (trong 3 ngày liên tiếp). Lễ hội còn là dịp để nhân dân giao lưu, củng cố tình đoàn kết cộng đồng; đồng thời, tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa địa phương, góp phần gìn giữ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Phần lễ với những nghi thức cầu kì, tỉ mỉ, có phần kì bí. Phần hội càng đặc sắc hơn với những màn nghệ thuật đặc trưng. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, ngày 18 tổ chức lễ khai mạc và dâng hương; ngày 19 làm lễ cầu an, múa bóng rỗi; ngày 20 lễ dâng bông, hát địa nàng… Kết thúc vào ngày 21 là lễ cúng bế cả. Trong đó, có thể nói múa bóng rỗi, hát địa nàng là những tiết mục đặc sắc, thu hút nhiều khách tham quan bởi đó không chỉ là những nghi thức trang trọng mà còn là loại hình nghệ thuật dân gian hết sức độc đáo của Nam bộ.

Lễ vía Ngũ hành Nương Nương là lễ hội mang tín ngưỡng dân gian, là sự kiện mang tính cộng đồng của người dân trong tỉnh nói chung và huyện Cần Giuộc nói riêng.

Qua đây phản ánh một khía cạnh đời sống tâm linh của cư dân trong vùng và thể hiện ước vọng về cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu. Lễ hội còn lưu giữ được nhiều trò diễn dân gian, góp phần bảo lưu nghệ thuật và các giá trị truyền thống của dân tộc, tạo nên sự cố kết cộng đồng. Nếu có dịp đến Long An thì bạn đừng bỏ qua lễ hội đặc sắc này nhé!

Với những bạn muốn đi du lịch Long An tự túc, hãy tham khảo ngay cẩm nang du lịch tổng hợp cực chi tiết tại đây nhé: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Long An tự túc từ A-Z cho người mới

Còn ẩm thực, đặc sản Long An có gì đặc sắc? khám phá tất tần tật món ngon và đặc sản làm quà hấp dẫn của vùng đất này tại đây nhé: Top 25 đặc sản Long An hấp dẫn thực khách mọi miền

Còn đây là tổng hợp chi tiết đầy đủ nhất những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điểm check-in Long An hấp dẫn đang chờ bạn khám phá: Top 30 địa điểm du lịch Long An “sống ảo” độc đáo

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

Đánh giá bài viết