Kinh nghiệm du lịch Gia Lai tự túc từ A đến Z

Gia Lai được biết đến là một trong 5 vùng đất hợp thành vùng núi rừng cao nguyên mang tên Tây Nguyên rộng lớn. Nơi đây còn là tỉnh thành có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam. Gia Lai nổi tiếng với phong cảnh non nước hữu tình và con người thật thà, mến khách. Nghe thôi là đã muốn đặt chân đến vùng đất này liền rồi. Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Gia Lai để bắt đầu hành trình du lịch ngay nhé!

Du lịch Gia Lai vào mùa nào?

Mỗi mùa gia lai sẽ mang một vẻ đẹp riêng biệt và bạn có thể thưởng thức nó theo cảm nhận riêng. Vì vậy bạn có thể đến Gia Lai bất cứ lúc nào bạn muốn. Tuy nhiên, kinh nghiệm du lịch Gia Lai tự túc của Ăn chơi khắp chốn sẽ gợi ý cho mọi người thời điểm để du lịch mảnh đất lý tưởng nhất.

–  Vào khoảng tháng 3 là mùa hoa cà phê và hoa muồng vàng, nếu bạn là người yêu thiên nhiên hoa lá thì đừng nên bỏ qua tháng này nhé!

–  Khoảng tháng 11 và tháng 12 là khoảng thời gian thuận lợi cũng như phù hợp nhất. Bởi lúc này Gia Lai nhuộm mình trong màu vàng của lúa chín và hoa dã quỳ đua nhau nở rộ. Và vào thời điểm này cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội mang đậm văn hóa của người dân nơi đây.

Phương tiện đi đến Gia Lai

Đường hàng không

Sân bay Pleiku nằm ngay trong trung tâm thành phố nên khá tiện khi di chuyển tới đây bằng máy bay. Hiện tất cả các hãng hàng không trong nước đều có đường bay trực tiếp tới Pleiku.

Xe khách

Hạ tầng giao thông đường bộ của Gia Lai được nối tới hầu khắp các đô thị lớn trên khắp ba miền cả nước. Từ các đô thị này các bạn đều có thể dễ dàng tìm các chuyến xe khách tới Pleiku hay tới các huyện khác của Gia Lai.

Phương tiện cá nhân

  • Nếu bạn đi từ Hà Nội: Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi về hướng Tây Nam lên cầu vượt Ngã Tư Sở nhập và Nguyễn Trãi/QL6, đạn theo hướng vào ĐCT Hà Nội- Ninh Bình/ĐCT01. Sau khi hết cao tốc, lái xe rẽ phải nhập vào đường quốc lộ 10 chạy nối Nam Định với thành phố Ninh Bình. Đi thẳng quốc lộ 10 đến trung tâm thành phố Ninh Bình rẽ trái theo quốc lộ 1A đi qua các tỉnh Bắc Trung Bộ vào Đà Nẵng bạn rẽ phải theo quốc lộ 14 bạn đến Gia Lai.
  • Nếu bạn đi từ Sài Gòn: Từ khu vực nội thành Sài Gòn, bạn đi theo hướng cầu Sài Gòn rồi tiến thẳng vào xa lộ Hà Nội khoảng 18km nữa là tới được ngã tư Vũng Tàu, đi thêm khoảng 5km nữa là tới đường Võ Nguyên Giáp và tiến vào quốc lộ 1, từ điểm này, bạn đi thêm 18km nữa là tới ngã ba Dầu Giây rồi rẽ trái sang hướng quốc lộ 20. Đi 75km nữa là tới địa phận đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng, từ đây bạn đi theo chỉ dẫn của tuyến đường thứ nhất mà chúng tôi đã hướng dẫn bên trên thì sẽ tới được địa phận tỉnh Gia Lai.

Phương tiện di chuyển tại Gia Lai

Thuê xe máy

Việc thuê xe máy tương đối phù hợp với các bạn trẻ bởi tính cơ động và chi phí tương đối rẻ (so với taxi). Nếu không ngại cái nắng gió của Tây Nguyên, các bạn có thể thuê xe máy ở để chạy loanh quanh, thậm chí cả sang tỉnh Kon Tum bên cạnh.

Xe buýt

Tuy mạng lưới xe buýt ở đây không nhiều nhưng vẫn giúp bạn đến một số địa điểm hơi xa như thành phố Kon Tum hay Măng Đen. Xe buýt cũng khá thuận lợi hơn cho các bạn muốn di chuyển từ sân bay Pleiku về trung tâm thành phố.

Taxi

Taxi là phương tiện đi lại tốt nhất cho các nhóm du khách có người già, trẻ nhỏ hay những bạn không ngại chi phí cao. Thực ra nếu đi nhóm đông khoảng 4-5 người, chi phí đi taxi cũng chỉ tương đương với việc thuê xe máy khi các bạn di chuyển đến những địa điểm ngắn trong thành phố.

Lưu Trú Tại Gia Lai

Minh Manh Hotel 2

Tọa lạc tại thành phố Pleiku, cách Sân vận động Pleiku 5 km, Minh Manh Hotel 2 cung cấp chỗ nghỉ với quầy bar, chỗ đỗ xe riêng miễn phí, sảnh khách chung và khu vườn. Chỗ nghỉ này có các phòng gia đình và sân hiên. Chỗ nghỉ cung cấp dịch vụ lễ tân 24 giờ, dịch vụ phòng và dịch vụ thu đổi ngoại tệ cho khách.

Jaraihomestay

Homestay Papa garden

Khách sạn Khánh Linh Pleiku

Những địa điểm du lịch Gia Lai không nên bỏ lỡ

Bãi bồi Tiên Sơn Hấp dẫn giới trẻ đến du lịch Gia Lai

  •  Địa chỉ: xã Tân Sơn, thành phố Pleiku

Nơi này vốn là một hồ nước lớn vào mùa mưa nhưng khi mùa khô đến lại là một điểm check-in tuyệt đẹp khó lòng bỏ qua bởi khi nước rút lòng hồ sẽ hiện ra một bãi bồi với đầy cỏ xanh rộng vài ha đẹp như một thảo nguyên giữa đại ngàn.

 

Những bãi cỏ xanh mọc lên trong mùa nước cạn đã dệt cho nơi này một thảm xanh trù phú với các loài cỏ dại, xen lẫn những đám hoa xanh trắng như tô điểm cho không gian thêm lung linh dưới nắng vàng.

Bãi bồi Tiên Sơn thực sự là điểm hẹn tuyệt vời cho những ai thích hòa mình vào thiên nhiên khoáng đạt.

Chè Bầu Cạn Du lịch Gia Lai khám phá cánh đồng chè thời pháp

  • Địa chỉ: xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Đồn điền chè Bàu Cạn được người Pháp thành lập vào năm 1923 trước khi đô thị Pleiku được thành lập. Trải dài trên một cao nguyên bằng phẳng và trên độ cao 700m so với mực nước biển, Bàu Cạn mang những nét chung của cao nguyên Pleiku.

Vùng đất đỏ bazan màu mỡ, nguồn nước dồi dào cùng khí hậu ôn hòa đã trở thành điểm dừng chân của các tư sản Pháp trong “cơn sốt” lập đồn điền.

Đồi chè Bàu Cạn với sắc xanh đầy sức sống và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm đến lý tưởng cho những ai đang muốn tận hưởng thiên nhiên trong lành và tạm quên những những muộn phiền của cuộc sống thường nhật.

Đồi thông Hà Tam

Vị trí: huyện Đăk Pơ, cách đường 19 khoảng 5km

Đồi thông Hà Tam được nhiều người ví von là “phiên bản thu nhỏ” của rừng thông Đà Lạt. Các cây thông nơi đây đã có rất nhiều năm sinh trưởng với đường kính thân to lớn từ 1m -1,5m, tương đương với vòng cánh tay từ khoảng 5 người. Đi dưới những tán thông xanh sẫm, ngắm nhìn ánh nắng xuyên qua khu rừng sẽ khiến bạn thấy mình nhẹ nhàng và nên thơ hơn.

Giáo đường H’Bâu

  • Địa chỉ: làng Xõa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Giáo đường H’Bâu đã có từ cách đây hơn 100 năm. Chứng tích công giáo cổ này được xây dựng từ năm 1909, ở phía mặt trước của nhà thờ hiện vẫn còn dòng chữ Hán Kỷ Dậu Niên ghi lại năm nhà thờ này được xây dựng. Để xây dựng nên giáo đường này, các giáo dân trong vùng đã tự tay phát hoang và phải cõng bộ gạch lên núi.

Hiện tại giáo đường H’Bâu không còn nguyên vẹn như thuở ban đầu, tuy nhiên, chính sự tàn phá của thời gian lại càng khiến cho nơi này mang vẻ đẹp đặc biệt hơn. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, thấy được sự sáng tạo kỳ diệu của Thiên Chúa ở vùng đại ngàn xa xôi và hẻo lánh.

Hàng thông trăm tuổi Du lịch Gia Lai lãng mạn

  • Địa chỉ: xã Nghĩa Hưng

Hàng thông trăm tuổi hay còn được giới trẻ phố núi Gia Lai gọi bằng cái tên thân mật là “Con đường Hàn Quốc” là đoạn đường thơ mộng, không khí luôn mát rượi, thường là điểm đến của du khách gần xa khi đến với Pleiku và cũng là nơi nhiều cặp đôi lựa chọn là nơi lưu giữ kỷ niệm cuộc đời.

Xóm chợ nhỏ Pleiku Du lịch khám phá Gia Lai

  • Địa chỉ: Con hẻm 62 đường Phùng Hưng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Xóm chợ nhỏ Pleiku được hình thành khá sớm, khoảng những năm 1950-1960 của thế kỷ XX. Tuy không phải ngôi chợ đầu tiên, nhưng lại là nơi chứa nhiều thứ đầu tiên, góp phần tạo nên dáng vẻ đặc trưng cho phố núi Pleiku suốt 1 thế kỷ qua.

Nơi đây đẹp nhất sẽ là vào những ngày nắng (mùa khô), và chill nhất là vào những ngày mưa (mùa mưa). Tuỳ vào sở thích mỗi người nhưng sẽ thật tuyệt nếu bạn lựa chọn ghé thăm phố núi Pleiku vào những ngày nắng đẹp, vì chỉ cần có nắng thôi là mọi thứ sex trở nên đẹp đẽ mà.

Xem thêm các địa điểm du lịch tuyệt đẹp mà chỉ đến Gia Lai có tại đây nhé: Top 55 địa điểm du lịch Gia Lai tuyệt đẹp thu hút khách du lịch

Những đặc sản Gia Lai hấp dẫn du khách

Bún mắm nêm

Cũng như các loại bún khác, bún mắm là sự pha trộn hài hòa giữa nhiều thành phần khác nhau. Đó là vị ngon ngọt của chả, vị chua chua của nem, vị cay cay của ớt và quan trọng là vị đậm đà của mắm nêm. Tất cả hòa quyện với nhau thật thơm ngon, hấp dẫn như đánh thức mọi vị giác của thực khách. Ăn đến đâu là cảm nhận được sự thích thú đến đó.

Cà Phê

Nhắc đến bất cứ địa danh nào tại Tây Nguyên không thể không nhắc tới cafe. Hương thơm Cafe Pleiku mê hoặc, cafe nguyên chất không phụ gia, không chất bảo quản, cafe nơi đây được coi là những gì tinh túy nhất của núi rừng Tây Nguyên. Chắc chắn rằng cafe là đặc sản Pleiku mua làm quà vừa sang trọng, tinh tế và hữu ích nhất, du khách có thể biếu sếp, đồng nghiệp, người thân đều rất hợp lý và ý nghĩa.

Cá chốt nướng – Món ngon Pleiku

Những người dân sống dưới chân đèo Tô Na bật mí rằng vào tháng 8, tháng 9 âm lịch chính là thời điểm ăn cá chốt ngon nhất. Theo đó, những con cá chốt sẽ bơi ngược dòng nước chảy xiết. Vì thế mà thịt cá càng săn chắc, dai ngon hơn. Khi ăn cá chốt, bạn không thể bỏ qua những loại rau sống thơm ngon và bánh tráng. Khi đó bạn sẽ cảm nhận vị ngọt, cay vừa béo vừa ngậy thật khó quên.

Cá sông Sê San – Đặc sản Món ngon Gia Lai Nổi tiếng

Cá sông Sê San được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây với cách chế biến đa dạng và giàu chất dinh dưỡng. Một số món đặc trưng của các nhà hàng tại Gia Lai như: Cá nấu măng, cá hấp gừng, cá hấp hoa chuối, cá um chuối xanh, cá chiên gừng, cá nướng, gỏi cá, lòng cá xào cà đắng…

Cơm gà

Món cơm gà với những hạt cơm dẻo, mềm được rang kĩ xối cùng mỡ gà tạo độ ngậy vừa phải, lên dĩa bắt mắt với màu vàng óng tự nhiên. Thêm vào đó là ăn cùng tùy sở thích mỗi người như cánh gà chiên, đùi gà chiên hay nếu bạn không phải là người thích đồ dầu mỡ thì hãy thử ngay gỏi gà bóp hành tây xé sợi dai ngon và dậy mùi.

Cơm lam

Cơm lam vùng Tây Nguyên không giống với hương vị Tây Bắc, một phần là do loại gạo miền đất đỏ có phần dẻo và rời hơn. Gạo đãi sạch cho vào ống tre thay vì ống nứa, vỏ tre dày hơn nên đốt to lửa để gạo chín đều. Bắc ống ra để nguội rồi mới tước lớp vỏ bên ngoài, khách kêu mới để om trên than vài phút cho nóng. Lúc ăn bạn cần bóc lớp vỏ cuối ra, ống cơm lam dẻo, ngọt phải ăn kèm với gà nướng hoặc muối vừng.

Chả cá Thác Lác

Những con cá thác lác được đánh bắt trong lòng hồ Ayun Hạ khi đem về còn tươi được người dân khéo léo dùng một chiếc thìa nạo lấy phần thịt, sau đó ướp với các loại gia vị rồi đem giã nhuyễn trong những chiếc cối đá. Chả ấy đem trộn thêm chút lá thì là băm nhỏ, nặn thành từng viên tròn rồi chiên trong chảo ngập dầu sẽ dậy lên một mùi thơm đặc trưng, đánh thức vị giác của thực khách. Chả cá thác lác của vùng hồ Ayun Hạ có vị ngọt thanh, giòn và dai. Chính điều ấy khiến loại đặc sản này ngày càng được nhiều người biết đến.

Gà nướng – món ngon Pleiku

Khác với những món gà nướng quen thuộc, gà nướng Tây Nguyên được ướp với mật ong rừng nguyên chất và những gia vị, nguyên liệu đặc trưng của vùng Tây Nguyên, sau này được nướng trên than hồng. Ăn gà nướng Buôn Đôn thì phải ăn kèm với rau rừng, chấm muối tiêu chanh và uống rượu Cần thì không gì tuyệt hơn nữa.

Còn nhiều món ngon đang trờ bạn khám phá, xem thêm tại đây nhé:  Khám phá 30 món ăn ngon Gia Lai nổi tiếng gây thương nhớ

Gợi ý lịch trình du lịch

Pleiku – Kontum trip 😍
Cảm ơn bài review của bạn Trần Thu Thuỷ nhé ^^
———————————
Dành riêng cho mình một sinh nhật thật ý nghĩa, giờ mình ngoi lên cạch cạch đôi dòng về kinh nghiệm du lịch Pleiku – Kontum của riêng mình. ❤
Phố núi Gia Lai mang đậm tính chất theo cách người đời gọi nó. Mảnh đất ấy vừa hoang dã, hùng vĩ, lại vừa trù phú và nhộn nhịp. Con người thì ôi thôi cực kỳ thân thiện. Đặc biệt, mình hay bắt chuyện với mấy cô mấy chú chủ quán mỗi khi ngồi nghỉ chân, uống nước mía hay cafe thì đều được biết, họ cũng là người di cư lên đó sinh sống và làm ăn từ rất lâu rồi. Khí hậu bốn mùa, có lẽ vì thế nên trời trong xanh hơn, khi chụp ảnh hay quay video cũng đẹp hơn rất nhiều :)))
✔️ ĐI THẾ NÀO?
– Hiện tại các hãng máy bay đang tràn ngập vé rẻ. Mình book vé khứ hồi trực tiếp từ kênh của Viejet từ đầu tháng 10.
– Giá vé: 99k. Bao gồm thuế phí là 1tr1/ 1 người/ khứ hồi.
– Chiều HP – Pleiku khởi hành lúc 06h25 sáng và chiều ngược khởi hành lúc 08h30 sáng
– Thông thường, các chuyến bay đi Pleiku sẽ dao động khoảng 4 hôm sẽ có 1 chuyến. Với khung thời gian vậy khá phù hợp để du hí ở Pleiku và dạt sang các điểm lân cận. Ví dụ: Kontum (cách 49 km), Buôn Ma Thuột (cách 160 km), Quy Nhơn (170 km), …
✔️ Ở ĐÂU?
– Cao Nguyên Hotel – 16 Hoàng Văn Thụ.
– Ưu điểm: phòng rộng rãi, sạch sẽ, nhân viên thân thiện, gần các quán ăn, cafe, cửa hàng tạp hóa, chợ đêm, … Cách sân bay Pleiku khoảng 4,5 km.
– Có dịch vụ thuê xe tại khách sạn 150k/ ngày. Hơi đắt :)))
– Nhược điểm; ngay cạnh quán bar to nên hơi ồn. Vậy nên nhớ chọn phòng tầng trên cùng nhé, vừa nhìn được thành phố, vừa thoáng mát.
– Giá phòng: 852k/ 3 đêm/ 2 người/ 2 giường đơn. Mình đặt trên Booking nhé !
✔️THUÊ XE?
– Mình chọn thuê xe sirius, vì mình quen đi xe số, dễ chạy hơn với đường phố núi, lúc lên dốc ngược lên, lúc xuống thì như trượt cầu tụt :)))
– Giá thuê: 120k/ ngày. Đã có 2 mũ bảo hiểm và anh ấy có giao xe tại sân bay luôn nha ! 😀
– Xăng xe: 200k/ 3 ngày
✔️ CÁC ĐIỂM CHECK IN ?
📍 Quảng trường Đại Đoàn Kết – nằm ngay ở trung tâm thành phố. Ở giữa quảng trường là tượng đài Hồ Chủ tịch, phía sau là những điêu khắc miêu tả nhịp sống, văn hóa và con người xứ sở đại ngàn.
📍 Chùa Minh Thành – cách trung tâm thành phố khoảng 2 km, tìm đường Nguyễn Viết Xuân rồi hỏi tiếp để tìm đường. Chứ trên mạng nói, chùa ở đường Lê Lợi là sai nha :))). Đây là ngôi chùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản, là niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku và điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất này…
📍 Biển Hồ ( Hồ T’Nưng ) – được mệnh danh là “đôi mắt của phố núi”. Nước xanh tự nhiên như ngọc, là một trong những hồ đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, cách trung tâm thành phố 7km. Vé vào cửa 10k, gửi xe 5k. Đối diện có hàng nước mía 7k/cốc :))
📍Biển Hồ Chè: Đồn điền chè trải bạt ngàn nhìn sướng mắt lắm :)) Mình đi vài nơi rồi nhưng mình nhận xét, đồi chè ở đây đẹp nhất. Các hàng chè dày đặc, xanh ngắt và thẳng tắp trải dài 2 bên đường luôn 😀
📍 Con đường Hàn Quốc: Trên đường vào Biển Hồ Chè sẽ thấy hàng thông lá kim huyền thoại mà người dân Gia Lai gọi là “con đường Hàn Quốc”. Đây là một trong những địa điểm check in đẹp siêu đẹp ở Pleiku. Mình chọn đến đây vào buổi chiều. Lúc này sẽ có nắng vàng của hoàng hôn đang ngả xuống, xuyên qua các tán cây, kết hợp với con đường đỏ. Đẹp tuyệt vời luôn ý 😀 Luôn luôn có những bức ảnh tự nhiên hết sức, màu ảnh lên cũng rất đẹp. Ahuhu !!!
📍 Thác Phú Cường: cách thành phố Pleiku khoảng 48 km về hướng Đông Nam, thác Phú Cường được xem là thác nước đẹp nhất ở tỉnh Gia Lai. Gần đây có cả Thác Bà, nằm trong 1 thôn nhỏ. Mình rất rất rất may mắn, khi trên đường từ thác Phú Cường quay về, ngồi nghỉ chân tại một quán nước ven đường, lặp gặp đúng chú đồng hương người Hải Phòng vào đó sinh sống. Bọn mình vừa ngồi uống nước mía, vừa ngồi nghe chú kể chuyện về nơi đây. Cảm giác thích thú lắm 😀
📍 Núi lửa Chư Đăng Ya: nằm cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km, đây là dấu tích của ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động rất lâu. Đường vào khá dễ, chủ yếu là bê tông, có một đoạn đường thôn nhưng đi mùa khô thì không vấn đề gì cả. Vì bạn mình không thích leo trèo, trời hôm đó hơi nắng nên bọn mình chỉ đi được đến chân núi. Chứ mình cũng máu lắm :)). Ở đây hoa dã quỳ mọc khá nhiều ở dọc đường chân núi, nhưng hơi cao và mình thấy không được đẹp như Ba Vì 😀
📍 Tp. Kontum thuộc tỉnh Kontum – là nơi có thể tham quan các tòa giám mục, nhà thờ cổ, …
📍 Nhà thờ Gỗ: với tuổi đời hàng thế kỷ luôn quyến rũ tất cả những người tới đây bởi vẻ đẹp kiến trúc Roman độc đáo. Nằm ở đường Nguyễn Huệ, Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, việc di chuyển đến Nhà Thờ Gỗ không có gì khó khăn.
📍Tòa giám mục: là một trong những địa điểm du lịch ở Kon Tum hot thu hút du khách đến đây tham quan. Là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, điểm đặc trưng của toà nhà giám mục được tạo nên từ các loại gỗ quý lâu đời. Khá gần với nhà thờ gỗ. Hiện tại, tòa giám mục có quy định thời gian tham quan, vào chủ nhật, trong giờ hành chính nha.
📍 Nhà Rông Kon Klor: nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Nhà Rông được xây dựng theo kiểu truyền thống đậm nét văn hoá của người dân Tây Nguyên. Ở đây nhà rông đang được tủ sửa nên mình không check in được.
📍Cầu treo Kon Klor: ngay gần
📍Rừng cao su : nằm ở huyện Chư Păh. Trên đường đi Pleiku, sẽ nhìn thấy ngã ba rẽ vào thủy điện Ialy. Đi vào khoảng 500m sẽ thấy hai cánh rừng thông bạt ngàn 2 bên đường nhé. Nhưng check in rừng thông ở bên tay phải nhé :))
✔️ ĂN MÓN GÌ?
– Dạt vào chợ đêm ở đường Hoàng Văn Thụ có rất rất nhiều món ăn. VD: lụt thịt, lụi ram, cuốn thịt nướng, cuốn bò nướng, bắp xào, xôi chiên gà quay, bánh mì thập cẩm,…
– Phở khô – đường Sư Vạn Hạnh
– Bánh xèo – ngõ 47 Hoàng Văn Thụ
– Chè bà Dũng – đường Nguyễn Thái Học
– Bún riêu giò – đường Nguyễn Tất Thành (quán ngay vỉa hè, bán buổi tối)
– Hủ tiếu, mì khô hoành thánh – đường Cù Chính Lan
– Các quán ăn – đường Phùng Hưng bắt đầu mở cửa từ 1 giờ chiều. Các cô bán hàng ở đây thân thiện mà hay cười lắm 😀
– Giá cả dao động từ 25 – 30k/ bát
✔️ LỊCH TRÌNH ĐI?
– Ngày 1: Sân bay -> Khách sạn -> Quảng trường Đại Đoàn Kết -> Chùa Minh Thành -> Biển Hồ -> Biển hồ chè -> Con đường Hàn Quốc -> Chợ đêm
– Ngày 2: Sáng đi Thác Phú Cường -.> Chiều đi núi lửa Chư Đăng Ya -> Tối lượn lờ TTTP
– Ngày 3: Tp. Kontum -> Nhà thờ gỗ -> Tòa Giám Mục -> Nhà Rông Kon Klor -> Cầu treo Kon Klor -> Rừng cao su -> Pleiku
– Sáng ngày 4: ra sân bay về Hải Phòng
✔️ TỔNG THIỆT HẠI: 2 TRIỆU 500 NGHÌN / NGƯỜI (đã bao gồm tuốt tuồn tuột :v). Đến ngày cuối ngồi tính lại tiền mà ngỡ ngàng vì chi phí không thể hợp lý hơn :)))
Cuối cùng, cảm ơn rất nhiều bạn đồng âm đi cùng đã kiên nhẫn chụp choẹt, quay quét đủ các kiểu cho mình :)))
Trên đây là kinh nghiệm du lịch Gia Lai đầy đủ, hy vọng bài viết này sẽ giúp cho chuyến đi của bạn được chọn vẹn nhất. Ăn chơi khắp chốn chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và đầy kỉ niệm nhé!
Đừng quên mua quà sau chuyến đi du lịch Gia Lai của mình bạn nhé: Tiết lộ 25 đặc sản Gia Lai phù hợp làm quà biết những người thân yêu

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

 

5/5 - (4 bình chọn)