Lễ hội Kate độc đáo và bí ẩn ở tháp Chăm Ninh Thuận

Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử dân tộc, cộng đồng người Chăm Ninh Thuận vẫn giữ cho mình nhiều nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục và tập quán. Đặc biệt là sự hiện diện của những lễ hội gắn liền với dân tộc đã được giữ gìn và phát huy qua hàng trăm năm lịch sử như: lễ hội Katê của cộng đồng Chăm Adeir, lễ hội Ramawan của cộng đồng Chăm Awal, lễ hội Rija Nagar…

Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Lễ hội Kate không chỉ  gắn liền với đền tháp cổ kính mà nó còn là nơi lưu giữ lại giá trị kỹ thuật và tính mỹ thuật cao cho văn hóa người Chăm.

Lễ hội Kate diễn ra vào thời gian nào?

Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 7 Âm lịch (khoảng đầu tháng 10 Dương Lịch) và được khéo dài liên tục trong 3 ngày. Đây là dịp để nguời Chăm dâng lễ vật để tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần như Po Klong Garai, Po Inư, Po Rômê,… cùng với đó là dâng lễ cúng tổ tiên, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và gia đình bình an.

Lễ được diễn ra cùng lúc tại nhiều tháp Chăm ở dải đất miền Trung. Riêng tại Ninh Thuận, có 3 điểm diễn ra lễ này; là: đền tháp Pô Nagar, tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rôme. Nhộn nhịp và đông đúc nhất là lễ diễn ra tại tháp Pôklong Giarai. Không khí lễ hội thật náo nức trong tiếng trống Gi-năng và tiếng đàn Saranai réo rắt. Lễ bắt đầu từ các bài kinh tụng, dâng lễ vật, y phục, tắm tượng…

Nét đặc sắc của lễ hội Kate

Trong khi đại lễ được diễn ra tại 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng giờ thì ở bên ngoài các toà tháp là những hoạt động của hội của người Chăm. Các nghi lễ chính diễn ra trong ngày này bao gồm: Lễ rước y trang lên tháp, lễ mở cửa tháp, lễ mộc dục (tắm tượng và mặc y phúc) và cuối cùng là đại lễ (lễ chính).

Kết thúc phần đại lễ, những điệu trống ghinăng, kèn saranai cùng vang lên. Các vũ nữ sẽ biểu diễn múa dâng ngày hội. Tiếng trống hội Katê, các điệu múa quạt truyền thống của người Chăm.

Khi lễ hội ở làng kết thúc thì lễ Katê ở các dòng tộc, gia đình trong đồng bào Chăm mới được tổ chức. Lễ hội Katê tại các gia đình và dòng họ được tổ chức nhằm quy tụ tất cả các thành viên trong gia đình để ông bà, cha mẹ giáo dục các thế hệ con cháu biết ơn, kính trọng tổ tiên và cầu mong tổ tiên phù hộ cho một năm làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Nghi thức chủ yếu là cúng cơm cho tổ tiên, ông bà. Dịp này, những người thân tổ chức thăm viếng, chúc tụng nhau. Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, lễ Katê được duy trì và phát triển thành lễ hội của tỉnh. Đây là lễ hội còn giữ nguyên nét truyền thống suốt hàng thế kỷ qua. Vì thế, lễ Katê trở thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thu hút được khách du lich.

Còn đây là tổng hợp chi tiết đầy đủ nhất những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điểm check-in Ninh Thuận hấp dẫn đang chờ bạn khám phá: Top 55 địa điểm du lịch Ninh Thuận thu hút du khách nhất

Với những bạn muốn đi du lịch Ninh Thuận tự túc, hãy tham khảo ngay cẩm nang du lịch tổng hợp cực chi tiết tại đây nhé: Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Ninh Thuận đầy đủ, tiết kiệm 

Đến Ninh Thuận nên mua gì làm quà? Tham khảo ngay danh sách những đặc sản Ninh Thuận hấp dẫn tại đây thôi nào: Top 25 đặc sản Ninh Thuận làm quà nhất định không thể bỏ lỡ

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

Đánh giá bài viết