Khám phá nét đặc sắc của lễ cúng cơm mới Tây Nguyên

Khám phá nét đặc sắc của lễ cúng cơm mới Tây Nguyên

Từ xa xưa, sau mỗi vụ mùa, các dân tộc sinh sống tại khu vực Tây Nguyên đều tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới về nhà, nấu những bữa cơm đầu tiên bằng hạt thóc vừa thu hoạch. Lễ hội này có ý nghĩa tôn vinh lúa gạo mà thần linh đã ban cho con người, thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần sông thần suối, thần gió thần mưa, thần sấm, thần đất đã cho người dân mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi.

Lễ cúng cơm mới có ý nghĩa tôn vinh lúa gạo mà thần linh đã ban cho con người, thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần sông thần suối, thần gió thần mưa, thần sấm, thần đất đã cho người dân mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi.

Đặc sắc của lễ cúng cơm mới Tây Nguyên

Theo phong tục, lễ cúng cơm mới được chia làm hai phần: Phần thứ nhất mừng tại nhà (Ka pa neo); Phần thứ hai là mừng lúa mới tại cộng đồng (On đrô tơ triêng).

Sau một mùa vụ dù được vụ hay mất mùa thì đồng bào cũng tổ chức Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Thần linh đã ban cho họ mùa màng bội thu. Nếu không bội thu thì trong lời cúng của Già làng sẽ xin thần linh trong mùa lúa mới sẽ ban cho mùa màng bội thu.”

Để tiến hành nghi lễ theo cách thức truyền thống, đồng bào trang trọng chuẩn bị các vật phẩm cần thiết cho buổi lễ, tiếp đó chủ hộ chọn những thửa ruộng lúa chín đều, bông đẹp làm lễ xin thần Lúa (Noa Sai) cho rước lúa về làng…

Đúng ngày giờ chính lễ, các gia đình sẽ mang lễ vật ra Nhà rông để cùng già làng làm lễ cúng và mời Thần linh về ăn cơm mới. Lễ vật để cúng cho Thần linh bao giờ cũng có thịt heo, cơm nấu từ gạo của vụ mùa vừa kết thúc. Đầu heo để cũng Trời đất phải chọn từ con heo ngon nhất và mâm lễ vật không thể thiếu thịt chuột đồng: “Trong lễ cúng, đặc trưng nhất là phải có con chuột. Trong lễ thì ai cũng phải ăn thịt chuột để con chuột không còn để đi phá hoại mùa màng…

Cuối cùng là xen lẫn những chương trình như: ca hát, uống rượu, lễ hội cơm mới cùng với những hoạt động vui chơi kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau.

Đến với lễ hội du khách được hòa mình vào tiếng cồng chiêng và tiếng nhạc sôi động, du khách còn có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn như: gà nướng, cơm lam và thưởng thức rượu cần,… Chắc chắn hương vị ẩm thực của Tây Nguyên sẽ mang dấu ấn cho các du khách khi đến với mảnh đất núi rừng nơi đây.

Nếu bạn là người đam mê khám phá những lễ hội đặc sắc của mọi vùng miền thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

Đánh giá bài viết
Share
Published by
Fuzzy Tech

Recent Posts

Tết Dương lịch đi đâu chơi? Khám phá 10 địa điểm du lịch miền núi phía Bắc không thể bỏ lỡ

Không còn bao lâu nữa là đến Tết Dương Lịch 2024 rồi, ắt hẳn bạn…

5 ngày ago

Thưởng thức hương vị độc đáo của phở vịt quay đặc sản xứ Lạng

1. Hương vị độc đáo của phở vịt quay đặc sản xứ Lạng Nhắc đến…

2 tuần ago

Top những món ăn, nhà hàng nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng

Top những món ăn, nhà hàng nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng Nếu…

8 tháng ago

Tự túc hay booking du lịch

Tự túc hay booking du lịch  Du lịch là một hoạt động được nhiều người…

8 tháng ago

Sứa đỏ chấm bỗng – Đặc sản đầu hè ở Hải Phòng

Sứa đỏ chấm bỗng - Đặc sản đầu hè ở Hải Phòng Bắt đầu vào…

8 tháng ago

Đến Tà Xùa nhất định bạn phải thử những món này

Đến Tà Xùa nhất định bạn phải thử những món này Tà Xùa không chỉ…

8 tháng ago