Nét đặc sắc của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên có thể bạn chưa biết

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể nói là một lễ hội lớn và hấp dẫn nhất ở Tây Nguyên mà ai cũng muốn một lần được tham dự. Tiếng cồng chiêng là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của họ.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận. Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Đến với lễ hội Cồng chiêng ngoài thưởng thức các nghệ nhân trình diễn những vũ điệu kết hợp với tiếng Cồng chiêng mà còn được tham gia các hoạt động văn hóa khác như phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên.

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra vào tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm, luân phiên giữa các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vào từng năm tùy vào đơn vị tổ chức mà thời gian diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng khác nhau. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên lễ hội cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), và giao hòa với trời đất, giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho ma quỷ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San).
Tại đây, không gian lễ hội sẽ được tái hiện lại đúng với sắc màu của các dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống vốn có. Vào mỗi năm, lễ hội cồng chiêng sẽ được tổ chức kết hợp với những nghi lễ, lễ hội đặc trưng của từng tỉnh thành, dân tộc.

Nét đặc sắc của lễ hội

Lễ hội Cồng Chiêng gồm có phần lễ và phần hội:

Phần lễ du khách sẽ được nghe thuật lại giới thiệu về buôn làng của người dân nơi đây. Và một số phong tục văn hóa từ xưa cho đến nay. Những nghi thức trong chương trình công chiêng. Và cuối cùng là cuộc sống của người đồng bào dân tộc Chil, người Lạch và núi rừng. Nghi lễ cầu thần lửa là nghi lễ quan trọng nhất và có ý nghĩa đặc biệt với người dân nơi đây. Trưởng làng sẽ lên đốt lửa và cầu nguyện cho chương trình diễn ra trọn vẹn.

Khi hết phần nghi lễ cùng lúc đến phần lễ hội, điều mà các du khách rất mong đợi. Du khách và dân làng sẽ cùng nhau hòa mình vào trong điệu múa của vùng đất Tây Nguyên. Trong tiếng cồng chiêng sống động, các điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển. Của các thanh niên, nữ tú sẽ cuốn hút mọi người cùng vào vòng, để cùng nhảy cùng múa với nhau. Và kế tiếp là rất nhiều điệu múa khác.

Tiếp theo chương trình sẽ là phần giao lưu văn hóa, du khách sẽ được đánh thử cồng chiêng theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân, cùng hòa mình vào những điệu múa của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Đây sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị mà bạn khó có thể nào quên.

Nếu muốn khám phá những điều độc đáo của vùng đất xinh đẹp này thì đừng bỏ qua lễ hội Cuồng Chiêng này nhé!

Bạn muốn khám phá thêm nhiều lễ hội đặc sắc khác thì xem tại đây nhé

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

Đánh giá bài viết