Lễ hội chùa Côn Sơn còn được gọi là Lễ hội Côn Sơn hay còn gọi là Lễ hội chùa Hun, có nguồn gốc từ thế kỷ XIV ngày giỗ của Trúc Lâm đệ tam Tổ, Huyền Quang. Lễ hội chùa Côn Sơn được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự) hay còn gọi là chùa Hun; nằm dưới chân núi Côn Sơn.
Lễ hội chùa Côn Sơn là một trong những lễ hội lớn của vùng châu thổ Bắc Bộ cũng như của cả nước. Từ lâu, việc tham gia lễ hội hằng năm đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – tâm linh của cộng đồng.
Lễ hội chùa Côn Sơn độc đáo
Lễ hội được tổ chức từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Với nhiều nghi lễ độc đáo như: lễ dâng hương khai hội, lễ rước nước, mộc dục, lễ Mông Sơn thí thực và lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc. Độc đáo nhất vẫn là lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc.
Người xưa quan niệm Ngũ Nhạc là vùng đất phúc, là nơi ngự của Phật, Thánh và các vị thần tiên quản việc cát, hung, họa, phúc của muôn loài trên thế giới. Đây là 5 ngọn núi thiêng tượng trưng cho 5 phương (tứ phương và trung phương ứng với các hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Trong tín ngưỡng dân gian, tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc để cầu phúc, tránh họa, mong cho mùa màng phong đăng hòa cốc, quốc thái dân an.
Ngoài các nghi lễ gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, Lễ hội chùa Côn Sơn còn hấp dẫn đặc biệt đối với du khách bởi các sinh hoạt văn hóa mang tính đặc thù, tiêu biểu như:
– Đu tiên: được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18 tháng Giêng. Hình thức phổ biến là đu đôi, với từng cặp thanh niên (một nam, một nữ) cùng lên đu so tài.
– Thư pháp: vào những ngày hội, các cụ đồ và các vị cao tăng thường viết chữ Hán – Nôm tặng cho du khách. Hiện nay, câu lạc bộ Hán – Nôm của tỉnh Hải Dương đã về đây viết chữ để phục vụ cho du khách khi đến chùa.
– Đấu vật: là tâm điểm thu hút khách thập phương khi về dự Lễ hội chùa Côn Sơn từ bao đời nay.
– Hát quan họ: được tổ chức vào những ngày diễn ra lễ hội từ ngày 16 đến ngày 20 tháng Giêng, tại cổng chùa Côn Sơn.
Lễ hội chùa Côn Sơn là một trong những lễ hội lớn của vùng châu thổ Bắc Bộ cũng như của cả nước. Đặc biệt, lễ hội đã gắn bó với làng xã, địa danh; vùng đất như một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Đây cũng là dịp để giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về truyền thống quê hương; đất nước.
Đầu xuân năm mới, bạn nhớ ghé qua Hải Dương và tham gia lễ hội để cầu may nha!
Còn đây là tổng hợp kinh nghiệm Hải Dương đầy đủ chi tiết nhất cho bạn tham khảo: Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Hải Dương chi tiết từ A-Z
Cùng tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch Hải Dương hấp dẫn đang chờ bạn khám phá tại đây nhé: Top 35 địa điểm du lịch Hải Dương hấp dẫn du khách
Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!
Theo dõi chúng mình ở đây nhé :
Nguồn: Tổng hợp Internet