Tìm hiểu văn hóa Thái Nguyên qua 5 lễ hội lớn

TÌM HIỂU VĂN HÓA THÁI NGUYÊN QUA 5 LỄ HỘI LỚN

Mỗi vùng trên đất nước Việt Nam ta đều có những nét văn hóa riêng với những lễ hội nổi tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu các lễ hội lớn ở Thái Nguyên qua bài viết dưới đây!

1. Lễ hội đền Đuổm

Lễ hội đền Đuổm là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng hàng năm nhằm tôn vinh và tưởng nhớ đến Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Tại hội đền Đuổm, du khách sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động văn hóa tín ngưỡng như dâng hương hay hát thờ thần. Ngoài ra, còn có hát giao duyên giữa nam và nữ. Sau đó là lễ cúng cỗ to.

2. Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Lễ hội này thường diễn ra vào ngày mùng 9, mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm ở những thửa ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động thú vị như lễ cầu mùa của người Tày hay lễ hội cầu phúc của người Dao. Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động thú vị khác như kéo co, biểu diễn văn nghệ hay tung còn…

3. Lễ hội chùa Hang, Định Hóa

Lễ hội diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội xuân Chùa Hang – Định Hoá được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no, hạnh phúc, cây cối tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc…

Đến với lễ hội, du khách sẽ được chứng kiến những tín ngưỡng văn hóa thờ, các trò chơi dân gian. Ngoài ra, du khách được tham gia leo núi, khám phá hang sâu và chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh đẹp trong quần thể di tích.

4. Tết nhảy của người Dao

Vào dịp mùng một hoặc mùng hai Tết theo lịch âm ở trước bàn thờ nhà ông trưởng họ, người Dao ở Thái Nguyên từ xưa tổ chức Tết Nhảy.

Têt nhảy của người Dao (Thái Nguyên) cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, người Dao có những cái tết khá đặc biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống. Một trong những cái tết độc đáo là Tết Nhảy. 

Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh…

5. Lễ hội đền Giá

Lễ hội đền Giá được tổ chức mỗi năm hai lần. Lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng Âm lịch còn lễ hội lần thứ hai được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch.

Trong lễ chính, người dân địa phương có tục rước cành “dò” làm bằng tre tươi, bào mỏng thành tua, nhuộm màu đỏ, vàng tượng trưng cho “roi sắt” của Thánh Gióng, sau đó là rước các lễ vật từ các làng, xã đến làm lễ tại đền. Ngoài ra, còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, kéo co, đấu vật, hát trống quân, thi cờ tướng.

Đây là 5 lễ hội được coi là những lễ hội lớn của tỉnh Thái Nguyên, những lễ hội này không chỉ thu hút du khách bởi sự độc đáo trong cách tổ chức mà còn mang nhiều nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay.

Cùng tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch Thái Nguyên hấp dẫn đang chờ bạn khám phá tại đây nhé: Top 35 địa điểm du lịch Thái Nguyên đẹp mê mẩn không thể bỏ lỡ

Khám phá đặc sản Thái Nguyên tại đây nhé: Top 25 đặc sản Thái Nguyên nhất định phải thưởng thức

Còn đây là đặc sản Thái Nguyên thích hợp làm quà: Top 20 món ăn Thái Nguyên làm quà cực kỳ ngon

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

 

 

5/5 - (1 bình chọn)