Top 20 món ngon Hà Giang làm quà nổi tiếng

Món ngon Hà Giang mang những hương vị thật lạ mà không nơi nào có. Cùng Ăn chơi khắp chốn khám phá những món ăn nơi đây nơi thích hợp làm quà dưới bài viết này nhé!

Ba kích rừng Quản Bạ món ngon Hà Giang

Ba kích rừng là một loại dây leo thuộc họ Cà phê có tên khoa học là Morinda Officinalis, còn trong dân gian là ba kích thiên, dây ruột gà, nhàu thuốc, dây đan điền âm vũ… Ba kích được mệnh danh là “thảo dược vàng” bởi công dụng tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe, càng ngày được nhiều phượt thủ và du khách “săn lùng” gắt gao.

Bánh tam giác mạch đặc sản Hà Giang

Bánh Tam Giác Mạch được làm từ hạt của loài hoa cùng tên. Sau mỗi mùa hoa, người dân nơi đây thu hoạch hạt tam giác mạch để phơi khô và xay nhỏ thành bột để làm bánh.

Bánh có vị vừa miệng, không quá ướt mát như bột ngọt. Bánh có vị bùi và mang chút hăng đặc trưng cây rừng vùng cao nguyên đá Đồng Văn chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn ngay từ những phút giây đầu tiên.

Nếu có cơ hội du ngoạn Hà Giang, bạn nên thưởng thức đặc sản nổi tiếng mà độc lạ này.

Bánh chưng gù

Bánh chưng gù là loại bánh truyền thống của người Dao Đỏ khu vực Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Bánh chưng gù biểu tượng cho người phụ nữ Dao đang đeo gùi trên lưng. Món bánh chưng gù không quá mới nhưng lại rất được yêu thích, nhìn chiếc bánh nhỏ bé xinh xinh, dễ ăn, dẻo thơm và ngon.

Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn được ăn kèm với nước mắm pha đun nóng dùng với Chả quế, rau thơm. Bánh cuốn Hà Giang được sử dụng với nước xương nóng hổi ăn kèm với giò lụa. Bánh ở đây khi được tráng trên bếp được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng sốt thả giò trắng thơm ngon ở trong.

Bánh hạt dền đặc sản Hà Giang

Thắng dền được làm từ gạo nếp nương dẻo thơm. Gạo được ngâm qua đêm rồi đem xay thành bột nước, xong cho bột vào túi vải, treo lên cao cho ráo nước, đến khi bột đặc mịn, không dính tay thì đem nặn thành bánh. Nước dùng thắng dền là yếu tố quyết định vị ngon và khẳng định sự khéo léo của người làm bánh.

Mỗi người phụ nữ giữ cho riêng mình một cách pha chế nước dùng. Nguyên liệu chung là nước đường, nước dừa và gừng tươi, thêm chút lạc và vừng rang, nhưng thắng dền ở mỗi bản lại có vị riêng, nhưng vị nào cũng nồng ấm và ngọt ngào níu lòng.

Cam Bắc Quang

Có thể nói hương thơm của chúng cũng là một phần đặc trưng khiến nó dần trở nên đặc biệt. Loại cam này có mùi hương không kém phần ngào ngạt nhưng lại không quá nồng gắt. Khi ngửi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thư giãn như ngửi tinh dầu.

Khi thưởng thức, bạn dễ dàng nhận ra vị ngọt, thơm, hơi chua khó quên. Kể cả người không sành ăn cũng có thể thấy được sự đặc biệt trong mùi vị.

Cũng như dễ dàng nhận thấy được chất lượng nổi bật hơn hẳn so với các loại cam khác. Mùi vị thơm ngọt, ngọt tự nhiên không quá gắt khiến người ăn cảm giác dễ chịu hơn hẳn.

Chè Shan Tuyết cổ thụ

Chè Shan Tuyết đến từ cây chè cổ thụ cao đến vài mét, có những gốc chè vài trăm tuổi mấy người ôm không hết. Búp chè to có màu trắng xám, bên dưới lá chè có phủ lớp lông tơ mịn màu trắng như tuyết – vì vậy người ta gọi là chè Shan Tuyết.

Chè Shan Tuyết đặc trưng suối Giàng có mùi thơm dịu nhẹ mang trọn tinh túy núi rừng, được canh tác hoàn toàn tự nhiên. Chè được chế biến thủ công theo phương pháp của người Mông, người Dao nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Hồng không hạt Quản Bạ

Hồng không hạt Quản Bạ có những quả vỏ xanh xen lẫn những màu vàng óng ả. Hồng không hạt sẽ được đem đi ngâm vài ngày. Khi ngâm xong bạn sẽ cảm nhận được vị giòn tan của từng miếng hồng không hạt.

Cái vị ngọt thanh tao hòa quyện hương thơm thoảng nhẹ, sẽ làm bạn thích ngay loại trái cây đặc sản Hà Giang đến từ Quản Bạ này.

Nhiều du khách thích hồng không hạt nhất ở chỗ thịt hồng nhiều bột và rất mịn. Và chỉ có ở Quản Bạ thì giống hồng mới có được đặc trưng như thế.

Lạp xưởng

Để có lạp xưởng ngon thì nguyên liệu chọn phải ngon. Thịt và lòng phải được chọn từ con lợn đen mới được mổ. Thịt lợn nửa nạc nữa mỡ để phần nạc thì dai chắc còn phần mỡ thì mềm tan trong miệng. Thịt sau khi được rửa sạch thì thái mỏng thành miếng nhỏ hoặc băm nhuyễn. Sau đó tẩm ướp thêm gia vị cho vừa miệng.

Lạp xưởng hong trên bếp và đốt bằng củi và cây mía. Sau khoảng năm ngày là có thể thưởng thức. Lạp xưởng có màu đỏ hồng rất đẹp và hấp dẫn.

Mật ong bạc hà Mèo Vạc đặc sản Hà Giang

Mật ong hoa bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có riêng ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có loài hoa bạc hà tím biếc tỏa hương thơm dịu nhẹ. Tính trung bình, cứ 100 tổ thì cần 2 người công nhân chính để trông nom.

Ngày quay mật, thì số cần khoảng 5-6 người mới đủ để quay. Mật ong bạc hà Mèo Vạc khi quay ra nhìn rất ngon, mùi rất thơm. So với mật ở Đồng Văn và Yên Minh, thì mật Mèo Vạc sánh và đẹp hơn.

Mèn mén Hà Giang

Mèn mén được chế biến từ giống ngô ngon nhất của vùng; ngô đã lai, hay ngô nơi khác không có được hương vị thơm ngon như giống ngô địa phương. Mặc dù được làm từ một loại nguyên liệu hết sức bình thường nhưng đem lại cho du khách cảm nhận rất thú vị bằng hương vị thơm ngon đặc biệt.

Na đá bở

Khác với na ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ khác, na đá bở Hà Giang kết trái trên những núi đá. Loại na này to, tròn, thơm, có vị ngọt thanh và khi ăn không cảm thấy có cát dặm như na dai.

Na thường được bán nhiều ở Hà Giang vào tháng 8-9 hàng năm

Rêu nướng đặc sản Hà Giang

Đây là những món ăn thơm ngon, độc đáo của người Thái. Từ nguyên liệu chính là rêu đá người ta đã chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Rêu hấp, canh rêu ngọt, rêu xào sả ớt, nộm rêu và rêu nướng. Và trong đó có lẽ rêu nướng (tau pho) vẫn là món ăn đặc sắc nhất.

Rêu nướng là món ăn hấp dẫn và hợp khẩu vị với hầu hết mọi người. Muốn có món rêu ngon thì sau khi xé tơi rêu ra mới thái. Gia vị gồm để chế biến gồm có xả, lá mùi tàu, lá dăm, lá hẹ và có thể cho 1-2 hạt dổi vào cho thơm cùng với muối, mì chính.

Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.

Rượu ngô Hà Giang

Khác với các rượu ngô ở nơi khác, nấu rượu ngô Hà Giang khó nhọc nhất là việc đi kiếm củi và lấy nước. Ngô để nấu rượu được bung trong khoảng thời gian là 24h, cho tới khi ngô bung nở đều, để nguội và trộn men lá.

Men lá của rượu ngô Hà Giang được làm từ 20-30 vị thuốc khác nhau, men là các loại dược liệu quý trên núi cao quanh năm mây phủ. Ngô trộn men, ủ trong thời gian 6-7 ngày rồi đem ra nấu.

Bằng ấy những công đoạn, bằng ấy những khó khăn để làm ra những lít rượu ngô Hà Giang trong suốt như nước suối, mùi thơm của men lá dược liệu, vị ngọt nồng của ngô.

Rượu ngô men lá Quản Bạ đặc sản Hà Giang

Nguyên liệu đầu tiên phải kể đến là củ riềng, sau khi đào lên đem cạo sạch vỏ, rồi thái thành từng lát mỏng để phơi khô sau đó đem giã thật nhỏ và sàng lọc lại một lần nữa. Gạo nếp đem ngâm nước cho mềm.

Ngoài ra là các loại lá khác như lá cây sả, lá mít, nhá heo, vát vẹo, rau răm, trầu không, chá páo, lác tọc, keng nộc kiêu, nhân trần, lác khà, chí ốt, tham chàng, tham ngàm, cán cuông, lá ớt,…  hầu hết là các loại lá gọi theo tên của người địa phương nên mình cũng không biết là lá gì?

Sau cùng thì đem tất cả các nguyên liệu trộn lại với nhau giã thật nhuyễn sau đó ngâm với nước rôi vo thành bánh men và đem phơi khô là xong.

Táo mèo đặc sản Hà Giang

Quả  táo mèo hay còn được gọi là sơn tra. Cây táo mèo kích thước khá nhẳng cao từ 5 đến 7 mét. Cành táo mèo có gai và lá mọc so le với nhau. Táo mèo có giá trị về mặt Đông y.

Các thầy thuốc thường hái quả để làm thuốc, có thể bổ ngang hoặc bổ dọc, phơi khô để dùng. Quả Táo mèo nhỏ, giòn có vị hơi chua và chát nhưng lại giàu vitamin C.

Đến với vùng đất Hà Giang đừng ngần ngại mà hãy thưởng thức cái loại đặc sản nơi đây. Đặc biệt là thử ăn thịt gác bếp nhâm nhi chút rượu táo mèo trong ngày gió rét. Cảm giác tuyệt vời không còn gì bằng.

Thịt trâu gác bếp đặc sản Hà Giang

Thịt trâu gác bếp được cho là ngon nhất trong tất cả các món ăn từ thịt trâu. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng.

Thịt trâu gác bếp phải có màu đen lánh, bên trong thớ có màu đỏ, vị ngọt quyện với mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị.

Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Bởi vậy nếu có chuyến đi du lịch Hà Giang sắp tới, bạn hãy tìm đến và thưởng thức món thịt trâu gác bếp, một đặc sản hấp dẫn, nổi tiếng của cao nguyên nơi đây.

Tinh bột nghệ vàng

Tại huyện Bắc Mê, Hà Giang có một loại nghệ tươi rất quý, được người nơi đây chế biến thành tinh bột nghệ. Quá trình lọc nghệ rất công phu, thường lặp đi lặp lại 15 lần nước nghệ cho đến khi có được phần bột bên dưới đặc và vàng ươm.

Tinh bột nghệ rất tốt cho sức khỏe, nhất là tốt cho những ai bị bệnh về dạ dày. Món quà này rất có ý nghĩa cho gia đình, nhất là những nhà có người lớn tuổi.

Ớt gió

Cùng vào thời gian tháng 10-11 hàng năm, ngoài hồng giòn, Hà Giang cũng nổi tiếng với món đặc sản khác là ớt gió Đồng Văn. Loại ớt này nổi tiếng vì không quá cay nhưng lại rất thơm, kích thích vị giác khi pha chung với đồ chấm hàng ngày.

Du khách có thể mua ớt tươi hoặc ớt khô mang về để bảo quản được lâu hơn. Nếu vận chuyển về thành phố, giá ớt gió có thể lên tới 1.000.000đ/kg.

Nếu có dịp ghé qua mảnh đất Hà Giang đầy nên thơ mà chưa thưởng thức hết những món ngon Hà Giang thì thật phí phạm cho chuyến đi của bạn đó. Vậy nên hãy ghim ngay danh sách trên để dùng dần trong chuyến du lịch nhé!

Còn đây là tổng hợp chi tiết đầy đủ nhất những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điểm check-in Hà Giang hấp dẫn đang chờ bạn khám phá: Top 90 địa điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hà Giang để có chuyến đi tuyệt vời hơn tại đây nhé: Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc từ A đến Z 2022

Bạn tham khảo thêm lời khuyên cho người lần đầu đến Hà Giang tại đây nhé: Lời khuyên cho người lần đầu đi Hà Giang

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

 

 

 

đá gà thomo