Top 25 đặc sản Đồng Tháp hấp dẫn làm quà không thể bỏ lỡ

Đồng Tháp có vô vàn những cảnh đẹp thơ mộng hữu tình, người dân ở đây thân thiện, nhiệt thành sẵn sàng chờ bạn đến đây để tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt khi đến “Xứ sen hồng” này bạn đừng bỏ lỡ dịp để thưởng thức những đặc sản Đồng Tháp tuyệt ngon với hương vị dân dã khó quên nhé!

Bánh phồng tôm Sa Giang

Từ các loại tôm nước ngọt, nước mặn như tôm tích, tôm sắt, tôm bạc, tôm nghệ, tôm sú… qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã mang lại hương vị đặc trưng của bánh phồng tôm Sa Giang. Hiện nay, ngoài sản phẩm bánh phồng tôm truyền thống, Sa Giang đã phát triển thêm nhiều loại sản phẩm mới như: bánh phồng cua, bánh phồng cá, bánh phồng mực, bánh phồng chay.

Bánh tầm Sa Đéc

Không chỉ nổi tiếng với món hủ tiếu, bành tầm cũng là một món ngon không thể bỏ qua khi đến Sa Đéc. Món bành tầm Bì tại đây được ăn với nước cốt dừa béo ngậy cộng với vị mặn của nước mắm, vị chua từ đồ ăn kèm tạo nên một hương vị không thể bỏ qua.

Bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo ngon nhưng chính chén nước mắm mới là linh hồn của món ăn này, nước mắm chua ngọt được làm từ củ cải trắng, cà rốt ăn mang hương vị đậm đà. Và chén nước mắm cũng khẳng định được “thương hiệu” của từng quán bánh xèo ở Cao Lãnh

Bì mắm Đồng Tháp

Dù cách làm không khác nhiều so với nem thịt, nem bì, tré xứ Huế và cũng không hề sử dụng nước mắm trong quá trình chế biến nhưng bì mắm xứ Đồng Tháp lại đặc trưng mùi mắm thơm thoang thoảng.

Bông súng mắm kho

“Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”. Nói đến mắm kho bông súng thì địa danh Đồng Tháp đã đi vào ca dao tục ngữ để chỉ đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười này. Món ăn rất đơn sơ, bình dị và dân dã nhưng nó hội tụ tất cả tinh túy của hương đồng gió nội để làm nên một món ăn mà khi một ai đến vùng Đồng Tháp Mười được nếm thử nó phải xuýt xoa, trầm trồ.

Cá lóc nướng cuốn lá sen non

Cá lóc còn tươi được rửa sạch, sơ chế, bỏ mật cá rồi lấy muối hạt rửa lại, để cho ráo nước. Người chế biến thường dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem nướng, gỡ những miếng thịt cá trắng nõn, thơm nức cuốn cùng với lá sen non, chấm cùng nước mắm me, bạn sẽ cảm nhận hồn quê Đồng Tháp trọn vẹn khi thưởng thức món ăn.

Cá linh non đầu mùa

Cá linh hầu như ăn được nguyên con, không cần đánh vảy. Bạn chỉ cần cắt ngang rốn cá một đoạn nhỏ rồi nặng hết ruột bên trong ra cho sạch. Cắt đuôi, sau đó rửa sạch và mang chế biến. Cá càng non thì thịt càng ngọt, hầu như không có xương, béo ngậy.

Chuột đồng Cao Lãnh

Món chuột này ăn rất béo, thịt thơm ngon không kém gì thịt nai rừng nên người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê”. Món này dùng kèm với muối tiêu chanh và rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo mới đúng điệu.

Dồi rắn

Dồi rắn được làm từ những con rắn bông súng hoặc rắn nước – 2 loài động vật không độc, khá hiền lành và ít tấn công người. Người dân Đồng Tháp thường kéo lưới hoặc đặt dớn, ủ mô,… Những người sành ăn rất thích mùi vị của 2 loài rắn này bởi thịt rất ngọt và mềm.

Khô cá lóc

Khô cá lóc từ món ăn dân dã nay đã trở thành đặc sản Đồng Tháp được nhiều người ưa chuộn khắp mọi miền đất nước. Với hương vị quê hương làm cho những người con xa quê càng nhớ quê nhà. Khô cá lóc rim chua ngọt chẳng phải món ăn cao sang gì. Vài ba con khô cùng tí gia vị, cọng hành rim qua nước mắm là thành. Đơn giản, bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn.

Hồng Sen Tửu

Đặc sản Rượu sen Đồng Tháp sẽ được nấu theo cách truyền thống là gồm hạt sen, tim sen, củ sen và nếp. Với 1 ít bột men sen. Sau đó được nấu ủ với công nghệ truyền thống trong 1 thời gian ngắn nhất là 6 tháng. Để làm nên rượu, thông thường cần phải có tim sen, củ sen, hạt sen.

Hủ tiếu Sa Đéc

Mới nhìn tô hủ tiếu Sa Đéc dường như tương tự hủ tiếu Mỹ Tho hay hủ tiếu Nam Vang. Tuy nhiên khi dùng đũa trộn lên, thực khách sẽ thấy được ngay sự khác biệt. Nếu sợi hủ tiếu Mỹ Tho nổi bật với cọng nhỏ, thanh mảnh, vị trắng thường thấy thì sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc lại ghi điểm với cọng to, màu trắng sữa.

Lẩu mắm cá linh

Nhắc đến Đồng Tháp, là phải nhắc đến mắm cá linh, ai đã đến miền Tây mà chưa ăn mắm cá, thì thực sự là thiệt thòi. Mắm cá linh mang hương vị rất riêng không lẫn vào đâu được. Thịt cá linh mềm, ngọt, chưng lên để thưởng thức ngay hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu để làm món ngon đều hợp

Nhãn Châu Thành

Khi nhắc đến Châu Thành hầu như ai cũng liên tưởng đến những vườn nhãn da bò đến mùa thu hoạch tỏa hương thơm ngọt cả một vùng. Khoảng hơn 20 năm trước, nhãn da bò đứng “top” đầu cây ăn trái có hiệu quả kinh tế. Nhãn Châu Thành trái to hạt lép, hương thơm, cơm dày trắng ngần ngọt lịm, loại đặc sản có thể sánh ngang với nhãn lồng Hưng Yên.

Nem Lai Vung

Nem ngon đúng kiểu phải đủ 8 phần thịt, 2 phần da bì, lót bằng lá vông và dây buộc nem là dây chuối. Bên cạnh thịt lợn thì nem chua Lai Vung còn có cả bì heo. Bì heo cũng phải thật tươi ngon, lông heo trên bì được cạo sạch sẽ, sờ mịn màng. Sau đó, bì heo sẽ được rửa sạch, để ráo.

Mứt chuối phồng Đồng Tháp

Mứt chuối hay còn gọi kẹo chuối là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Cách tân hơn so với mứt chuối truyền thống, mứt chuối phồng ra đời với hương vị vừa lạ vừa ngon phù hợp với người tiêu dùng mọi lứa tuổi.

Quýt Lai Vung

Đặc sản Đồng Tháp quýt Lai Vung ở đây cho trái to, màu hồng tươi, múi lại mọng nước, có mùi thơm dịu và vị ngọt. Đất trồng thích hợp với loại quýt hồng là đất sét mỡ gà, do đó ở Lai Vung không phải xã nào cũng phát triển được trái quýt hồng.

Ốc bươu nướng tiêu

Thịt ốc giòn dai hòa cùng nước ốc đậm đà, thơm lừng mùi tiêu xanh, chấm với nước mắm chua ngọt để món ăn trở nên tròn vị hơn.

Ốc treo giàn bếp

Ốc lác treo giàn bếp có thể chế biến thành nhiều món từ đơn giản đến cầu kì. Cách nhanh nhất là nướng, luộc, hấp… Cầu kì hơn, người ta lấy thịt ốc nấu cà ri, nấu lẩu hay kho sả. Thịt ốc có màu vàng, vị giòn ngọt thơm ngon ăn hoài mà không biết ngán. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa ốc lác và ốc bươu. Ốc lác treo giàn bếp có mùi thơm thơm của khói bếp, vị ngọt lành, giòn sần sần là những điều mà vị giác của bạn có thể dễ dàng cảm nhận được.

Tắc kè xào lăn

Món thịt tắc kè xào lăn béo ngậy, thơm ngọt. Đặc biệt, phần đuôi tắc kè là nơi tập trung nhiều mỡ và sụn rất ngon và không nên bị bỏ qua. Thịt tắc kè – đặc sản Đồng Tháp không chỉ ngon mà còn có tác dụng rất tốt giúp bồi bổ cho lục phủ, ngũ tạng.

Vịt nướng Sa Đéc

Thịt vịt thường là món ngon không thể bỏ qua trong bữa cơm hàng ngày hay trong các buổi tiệc. Mà thịt vịt nướng lên càng tăng thêm độ ngon của thịt vịt. Thịt Vịt nướng Sa Đéc với da Vịt căng, dòn bên dưới lớp da không có mở và được tẩm các gia vị riêng mang đến cho món ăn một hương vị không thể quên.

Xoài Cao Lãnh

Xoài Cát Chu Cao Lãnh Đồng Tháp là giống xoài truyền thổng của địa phương có từ rất lâu đời. Tương truyền, ngày xưa vua Gia Long lánh nạn ở Nha Mân, rất thích dùng xoài Cao Lãnh. Xoài được nhận xét là rất ít xơ, hương thơm nồng nàn quyến rũ, vị ngọt đầm đà, ăn mềm lại hơi dai, cảm giác miếng xoài tan dần trong miệng và vị ngọt dịu vẫn đọng lại trên đầu lưỡi.

Nếu có dịp ghé qua mảnh đất Đồng Tháp đầy nên thơ mà chưa thưởng thức hết hay mua về làm quà những đặc sản Đồng Tháp thì thật phí phạm cho chuyến đi của bạn đó. Vậy nên hãy ghim ngay danh sách trên để dùng dần trong chuyến du lịch nhé!

Còn đây là tổng hợp chi tiết đầy đủ nhất những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điểm check-in Đồng Tháp hấp dẫn đang chờ bạn khám phá: Top 35 địa điểm du lịch Đồng Tháp nhất định không thể lỡ hẹn

Với những bạn muốn đi du lịch Đồng Tháp tự túc, hãy tham khảo ngay cẩm nang du lịch tổng hợp cực chi tiết tại đây nhé: Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp bỏ túi cho dân phượt

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

5/5 - (3 bình chọn)