Top 25 món ăn Bắc Kạn làm quà dành cho du khách

Bắc Kạn là nơi có nhiều cộng đồng dân tộc và món ăn Bắc Kạn cũng theo đó mang nhiều nét đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Cùng Ăn chơi khắp chốn ghé thăm vùng đất này và mang về những thứ đặc sản không nơi nào có làm quà nhé!

Bánh Coóc Mò – Món ăn Bắc Kạn

Bánh coóc mò ăn có vị đậm và thơm bởi không chỉ được làm từ gạo nếp nương mà còn có cả lạc nhân đỏ. Bánh khi ăn sẽ không bị ngán, dễ ăn và mùi vị hợp với nhiều người, nếu du khách ưa ngọt thì khi ăn có thể chấm với mật hoặc đường, rất hợp với những bữa điểm tâm buổi sáng.

Nếu một lần ghé Bắc Kạn, du khách đừng quên thưởng thức món ăn giản dị mà hấp dẫn này.

Bánh gio – Món ăn Bắc Kạn

Để làm ra món bánh gio ngon đòi hỏi người làm phải vô cùng khéo léo và tinh mắt, bởi ngay từ khâu chọn cây đốt, người ta phải chọn lọc làm sao để cho gio được trắng mịn.

Phần gio để làm bánh cũng được chế biến từ chất liệu đặc biệt, nghiền nhỏ rồi lọc từng giọt như pha cà phê phin. Riêng gạo để gói bánh cũng phải là loại nếp rẫy vừa dẻo vừa thơm. Lá để gói bánh phải là lá chít bánh tẻ, chỉ có lá chít mới làm cho bánh có màu vàng sáng và dễ bóc, khi ăn có mùi thơm rất đặc trưng.

Khi thưởng thức bánh gio, du khách sẽ được ăn kèm với nước mật từ đường mía được trồng trên đất cát, canh lên bảo đảm sánh, có màu vàng sậm rất ngọt và thơm.

Bánh Pẻng phạ – Món ăn Bắc Kạn

Bánh sau khi rán sẽ được thả vào nước đường đun sôi rồi lăn ngay vào bột làm từ gạo nếp rang vàng, xay nhỏ mịn giống như làm thính. Bánh pẻng phạ bên trong dẻo, do tác động nhiệt lớn nên bột bánh bên trong chưa kịp ngấm nhiệt lớp bên ngoài đã cứng giòn.

Bánh hội tủ đủ nguyên liệu, hương vị đặc trưng của người dân nơi đây với vị cay nồng của rượu, vị ngọt của đường, vị chát rất thơm của nước chè mạn, vị béo bùi của bột nếp… rất đáng để thưởng thức.

Bánh ngải người Tày

Bánh có màu xanh đặc trưng của núi rừng, và có cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Bánh ngải khi ăn sẽ có vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường khiến ai đã từng nếm thử một lần sẽ nhớ mãi.

Bánh Khẩu Thuy

Bánh có hình tròn như quả trứng chim cút, vàng óng vì được tẩm mật mía, ăn vừa ngọt, vừa thơm, giòn tan nơi đầu lưỡi với hương vị mang bản sắc riêng của người Tày.

Trước đây, bánh thường chỉ có mặt tại các hội Lồng Tồng của người Tày, còn ngày nay thứ bánh này đã được bày bán để khách thập phương mua làm quà cho người thân, trở thành một đặc sản rất riêng của Bắc Kạn.

Bánh trứng kiến

Bánh được làm từ bột gạo, nhân trứng kiến, gói bằng lá sung.

Trứng kiến ​​sau khi rửa sạch, rang chín, trộn gia vị, thịt băm, lạc rang và vừng để làm nhân bánh. Bột bánh được làm từ gạo nếp, trộn với một ít gạo tẻ, xay nhuyễn, nhào cho mỏng, nhồi nhân rồi nặn thành hình vuông, gói trong lá sung, hấp chín. Gói lá chỉ dùng lá sung, lấy lá bánh tẻ, bỏ gân và cuống lá, gói bánh bên ngoài.

Bánh có hương vị rất lạ, nếp dẻo, thơm quyện với vị thanh mát, hơi ngọt của lá sung và vị béo ngậy béo ngậy của trứng kiến ​​tạo nên một hương vị tuyệt vời.

Chuối hột rừng

Chuối hột rừng là một loài cây rất gần gũi với người dân Việt Nam, đặc biệt là người miền núi. Loài cây này sống nhờ thân giả, cành lá vươn đều có phiến dài, mặt dưới có thể có tía, cuống xanh có sọc đỏ. Chuối hột rừng cho quả thơm ngon, quả chuối hột không chỉ để ăn, mà còn sử dụng để làm thuốc.

Chè san tuyết Bằng Phúc

Nhắc đến đặc sản Bắc Kạn, bạn không thể bỏ qua chè san tuyết Bằng Phúc. Loại chè đặc biệt này được hái trên những cây chè cổ thủ hằng trăm năm trên đỉnh núi Bằng Phúc cao hơn 1000 so với mực nước biển.

Chè san tuyết khi pha có độ sóng sánh mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể mua về làm quà tặng cho ông bà, đồng nghiệp…

Cá nướng Pác Ngòi

Có rất nhiều loại cá khác nhau tại hồ Ba Bể dồi dào nguồn nước. Người dân địa phương thường giăng lưới từ sáng tinh mơ để bắt cá lên kịp phiên chợ sớm. Cá nướng Pác Ngòi chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, thịt chắc, mùi vị rất thơm.

Cá nướng Pác Ngòi được chế biến nhiều công đoạn khá công phu. Ca phải làm sạch, bỏ ruột và vẩy cá rồi hấp chín trong chõ. Sau đó, nẹp cá vào một thanh kẹp dài và phơi 3-4 nắng xong nướng lại mới có thể ăn được. Lưu ý, khi nướng chỉ sơ qua lửa cho cá chín vừa tới để giữ được thịt mềm và không bị đắng.

Gạo bao thai Chợ Đồn

Đặc trưng của Gạo bao thai Chợ Đồn là hạt gạo trắng, khi nấu thành cơm rất dẻo, thơm ngon đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Người xưa vẫn ví: “Gạo Bao thai như thiếu nữ Tày tuổi trăng tròn, đậm đà, trắng trong và căng tràn sức sống”.

Dâu Tây Bắc Kạn

Cây dâu tây khá phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai ở thành phố Bắc Kạn. Tuy nhiên chỉ phù hợp với thời tiết mát, lạnh, mùa hè cây kém phát triển hơn. Vì vậy, thời điểm phù hợp trồng dâu tây vào khoảng tháng 10 năm trước sau đó duy trì chăm sóc, thu hái đến tháng 2, tháng 3 của năm sau. Nếu bạn đi du lịch vào thời điểm này thì có thể mua dâu tây làm quà cũng khá hợp lý nhé!

Mắm tép chua hồ Ba Bể

Mắm tép chua hồ Ba Bể có mùi vị cực đặc sắc và thơm ngon. Cách làm tuy đơn giản nhưng cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Tép được chọn phải là loại tép tươi được đánh bắt ngay tại hồ, con tép còn nhảy tanh tách. Thân loại này tròn, râu ngắn không những vậy phải chọn đều nhau. Làm sạch sẽ, nhặt sạch những cọng rác còn lẫn lộn trong con tép thì mới muối được.

Để thưởng thức được trọn vẹn mùi hương của món mắm ta cần có thức ăn kèm. Người Tày thường ăn món tép chua với chân giò lợn hoặc ba chỉ luộc, ăn kèm với chút rau thơm như đinh lăng, chuối xanh hay khế chua.

Măng ớt Bắc Kạn

Măng ngâm ớt Bắc Kạn đặc biệt ở chỗ người làm ngâm măng cùng với quả mắc mật, đây là loại quả chỉ mọc trên vùng núi đá phía bắc.

Màu trắng của măng xen lẫn với màu đỏ tươi của ớt và màu xanh nâu của mắc mật thơm nồng là món quà thắm đượm hương vị quê nhà mà người dân Bắc Kạn dành làm quà cho người thân và du khách đến thăm quê mình. Măng ngâm ớt thường được dùng cho vào nước chấm và hay ăn kèm với những món ăn chóng ngấy như chân giò hầm, khau nhục…

Miến dong Na Rì

Miến dong là đặc sản nổi tiếng của Na Rì, Bắc Kạn, được làm thủ công từ những củ dong riềng trồng trên đèo Áng Toòng ở độ cao trên 1.000m.

Sợi miến có màu vàng hoặc trong đục, sợi dai và giòn để lâu cũng không bị nát, đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân dã này.

Mứt mận

Món mứt mận ở Bắc Kạn được người dân coi là đặc sản. Vì nó có những hương vị đặc trưng riêng và rất hấp dẫn.

Mứt Bắc Kạn ăn vào sẽ có vị ngọt thanh khác hẳn với vị ngọt nhân tạo của những loại mứt khác. Bên cạnh đó, quả mận cũng sẽ giòn và to hơn so với những nơi khác. Đặc biệt, mứt không chỉ có vị ngọt mà còn pha lẫn chút chua chua nhẹ tạo nên một hương vị vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể ăn một lúc nhiều mứt mà sẽ không cảm thấy ngán.

Mứt ở vùng cao sẽ có màu nâu sậm trong veo, đôi khi sẽ có màu đỏ thẫm. Khi cắn vào sẽ thấy dai, giòn và có vị ngọt pha lẫn chút chua hấp dẫn. Vì được làm từ những thành phần tự nhiên nên mứt có thể bảo quản được lâu hơn so với những sản phẩm hóa học.

Măng Vầu

Măng ở Bắc Kạn khá dồi dào và hầu như mùa nào trong năm cũng có, tuy nhiên ngon nhất là măng vầu và người Tày ở đây cũng đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loại măng này.

Mang vị ngọt tự nhiên, ở Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng vầu thành rất nhiều món ngon hấp dẫn, người Tày thường luộc chấm với muối vừng hoặc đem xào với thịt bò, lợn hoặc mang hầm với xương heo. Tất cả dường như tạo nên một tổng thể hương vị hấp dẫn và kích thích vị giác.

Khâu nhục

Khâu Nhục là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày – Nùng ở Bắc Kạn. Đây là một món ăn cầu kỳ và chỉ được chế biến khi có tiệc tùng, cưới hỏi hoặc lễ tết.

Khâu Nhục hay còn gọi là nằm khau, cái tên bắt nguồn từ cách thức sắp xếp món ăn trên đĩa giống như một mỏm đồi nhỏ đang vươn lên. Trong tiếng Nùng, “khau” có nghĩa là đồi. Đây là món ăn hấp dẫn với vị thơm ngon, béo bùi của thịt ba chỉ và khoai môn.

Lợn sữa quay

Lợn sữa quay Bắc Kạn nổi tiếng không thể bỏ lỡ khi đến đây du lịch. Việc sơ chế sử dụng nước lá ổi, sau đó nhồi các hương liệu của núi rừng như thảo quả, tai hồi, lá mắc mật, quế vào trong bụng con lợn… và quay trên than hồng. Phải lấy khăn ướt lau phần da bên ngoài của lợn liên tục trong khi quay để không bị cháy xém và đều màu. 

Lợn sau khi quay được để nguội và chặt nhỏ ra miếng vừa ăn. Đĩa thịt lợn sữa quay màu vàng ruộm, béo ngậy, thơm mùi hương liệu. Lớp vỏ giòn kết hợp vị ngọt mềm của thịt bên trong hương thơm đặc trưng của lá mắc mật khiến miếng thịt như tan chảy trong miệng người thưởng thức.

Lạp xưởng hun khói

Món ăn quen thuộc của đồng bào dân tộc miền cao là lạp xưởng hun khói. Từng miếng thịt lợn được tẩm ướp cùng với gừng đá (loại gừng đặc trưng chỉ mọc ở trên núi) và một số hương liệu khác, tất cả để tạo ra sự hài hòa trong hương vị. Sau đó, từng miếng thịt được phơi trong vài ngày nắng, rồi tiếp tục được treo trên gác bếp để từng làn khói tự nhiên len lỏi vào trong thớ thịt. Chính vì vậy món ăn này mang đặc trưng riêng của vùng núi tây Bắc.

Du khách đến du lịch Bắc Kạn có thể tìm mua được món lạp xưởng hun khói đặc trưng này này tại các khu chợ, đặc biệt nơi bán lạp xưởng hun khói ngon nhất Bắc Kạn được cho là chợ Đồn.

Rau bồ khai

Rau bồ khai có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại mùi vị nào khác.  Khoảng mùa xuân, bồ khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt. Vào dịp này, ở khắp các phiên chợ vùng cao nơi đây đều có bày bán rau bồ khai. Nếu một lần có dịp lên thăm Bắc Kạn, hãy cùng thưởng thức hương vị đặc trưng của núi rừng.

Quýt Quang Thuận

Khi tiết trời se lạnh của mùa đông đến cũng là lúc những quả quýt Quang Thuận – huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn bắt đầu mang vị ngọt. Chỉ cần thưởng thức một lần các bạn sẽ nhớ mãi hương vị ngọt thơm tuyệt vời của nó.

Rượu men lá Bằng Phúc

Rượu men lá của người Bằng Phúc khi uống có hương vị rất hấp dẫn, ngọt mát, rất dịu, êm hơn bất kỳ loại rượu nào khác. Rượu dù uống say đến đâu thì vẫn cứ sảng khoái, nhẹ nhõm. Đó là một đặc điểm rất quý của rượu men lá. Đến Bằng Phúc, phải ngồi lại nhấp chén chè, thử chén rượu, ấy mới được coi là đến thăm.

Xôi Đăm Đeng

Đăm đeng trong tiếng Tày có nghĩa là hai màu đỏ đen. Món xôi này độc đáo ở chỗ được nấu từ gạo nếp nương và màu sắc của xôi không dùng phẩm màu. Những màu sắc ở món xôi đều được lấy từ hương sắc của cỏ cây nơi núi rừng. Không chỉ bắt giúp món xôi băt mắt hơn mà còn mang đến hương vị thơm ngọt tự nhiên.

Xôi nếp nương

Món ăn vô cùng phổ biến của người vùng cao, thường là món ăn kèm với các món thịt lợn, thịt gà nướng ở trên. Gạo được dùng để nấu thường là gạo nếp nương, khi nấu khá dậy mùi, hạt to và dẻo.

Trám đen

Đến với Bắc Kạn vào mùa thu bạn sẽ được thưởng thức món Trám đen, bạn ăn một lần và nhớ mãi không thể nào quên được hương vị rất thơm ngon, béo ngậy của trám.

Trên đây là những địa điểm món ăn Bắc Kạn ngon tuyệt thích hợp để làm quà, hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm được món quà thật ưng ý. Ăn chơi khắp chốn chúc bạn có chuyến du lịch tuyệt vời bên bạn bè và người thân nhé!

Đừng quên xem kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn nhé: Kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn cực chi tiết

Đặc sản Bắc Kạn có gì ngon? Cùng khám phá tại đây nhé: Top 30 đặc sản Bắc Kạn ngon nức tiếng không thể bỏ lỡ

Còn đây là những địa điểm du lịch Bắc Kạn thu hút khách du lịch, tham khảo tại đây nhé: 35 địa điểm du lịch Bắc Kạn tuyệt đẹp nhất định phải đi

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

 

 

5/5 - (7 bình chọn)