Top 30 món ngon Sapa “ngon nuốt lưỡi” không thể bỏ lỡ

Bạn đã thử hết tất cả món ngon Sapa chưa?

Sapa không chỉ nổi tiếng phong phú về di sản văn hóa, thắng cảnh tươi đẹp mà nơi đây còn đặc biệt có rất nhiều đặc sản tuyệt vời mà mọi du khách đều nóng lòng được thưởng thức.

Bánh ngô

Bánh ngô hay còn gọi là “Páu pó cừ”, theo tên gọi của người dân tộc là một món ăn sử dụng những trái ngô còn non để làm bánh. Cách chế biến bánh ngô rất đơn giản, những trái ngô được chọn làm bánh sẽ được tách hạt và băm nhuyễn và nướng lên trên chảo nóng. Bánh có vị dẻo và béo rất hấp dẫn.

Cá hồi Sapa

Cá hồi được nuôi ở nhiều nơi thế nhưng giống cá hồi Thác Bạc mang hương vị với chất lượng không thua kém cá hồi nhập khẩu. Nhờ khí hậu quanh năm mát mẻ nên thịt cá hồi thác Bạc rất săn chắc, màu hồng đỏ tươi tắn, không có mỡ, mềm và béo ngọt. Đến Lào Cai nhất định phải thử món đặc sản này thì chuyến đi mới có thể trọn vẹn.

Cá suối nướng

Cá suối nướng hay Pa Pỉnh Tộp là một món ăn nổi tiếng chỉ vùng Tây Bắc mới có, món ăn đặc sản của người Thái. Cá được bắt dưới suối, những khu vực nước sâu và lạnh thì cá mới to và thịt chắc.

Cơm lam Sapa

Cơm lam là đặc sản Sapa cũng như các tỉnh thuộc vùng miền núi, một món ăn quen thuộc được rất nhiều du khách yêu thích. Cơm dẻo, ngọt, có vị đậm đà và có nhiều màu do người dân tộc dùng nước lá để nhuộm. Khi ăn chấm với muối vừng, gà nướng cũng đều tuyệt vời cả.

Đào rọ

Quả đào Sapa bao phủ một lớp lông mỏng màu cẩm thạch, pha lẫn những vết màu huyết dụ lấm chấm đen. Vị chua thanh, chát chát, ngòn ngọt, mùi thơm đặc vị không lẫn vào đâu được… Nếu bạn muốn đem đào về làm quà lưu niệm Sapa thì nhớ mua chiếc rọ để đựng đào chứ không nên đựng bằng túi nilông.

Gà bản nướng tiêu xanh

Gà bản được nuôi thả tự nhiên nên có kích thước nhỏ nhưng thịt rất ngọt, dai và thơm. Nước sốt tiêu xanh khiến món ăn trở nên đặc trưng, thơm ngon khó cưỡng. Khi nướng gà được cuốn trong giấy bạc đến khi lớp da vàng óng, thịt mọng nước, vị ngọt tự nhiên và ngấm vị của nước sốt.

Gà ác Tiềm thuốc Bắc

Có thể nói, chế biến gà ác thông qua việc hầm với thuốc bắc tạo nên món ăn thơm ngon và bổ dưỡng nhất. Mỗi chú gà đen ở Sapa chỉ nặng từ 1 đến 1,2 kg nên khi chế biến rất vừa ăn. Gà sau khi được làm sạch sẽ ướp cùng một số loại gia vị và đem hầm vùng một số vị của thuốc bắc. Cho đến khi kiểm tra thấy thịt gà đã nhừ, miếng thịt tỏa ra mùi thơm của gà quyện cùng vị của thuốc bắc là ta đã có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.

Lẩu cá tầm

Cá tầm có đặc điểm là cả 1 con cá chỉ bỏ ít nội tạng và ít xương đầu, vây, vẩy .. chứ cả con cá không có xương chỉ có sụn. Cá tầm thái khúc nhúng lẩu ăn rất gon, thịt cá dai, ngọt, sụn cá thì giòn sần sật ý.

Lợn cắp nách

Lợn bản được người dân nuôi thả tự nhiên, ăn rau rừng. Vì vậy lợn không quá lớn và thịt rất chắc và thơm, ngọt, vị đậm đà, đặc biệt là không có nhiều mỡ. Các món ăn thường được chế biến với các loại gia vị đặc trưng của miền núi, mang đậm hương vị núi rừng đặc trưng.

Mắc cọp

Đặc sản Sapa tháng 9 là mùa mắc cọp (lê Sa Pa). Quả mắc cọp vị chua nhẹ, mát và quả nhỏ, nhìn xù xì, giá khoảng 20.000đ/kg. Mắc cọp Sapa ăn mát ngọt dịu và giòn. Là thứ quả rất nhiều người ưa chuộng.

Mầm đá

Mầm đá nhìn bên ngoài rất giống với nõn rau cải đông dư thường dùng để muối dưa. Nhưng chúng lại được phân thành chẽ và chỉ đến mùa đông mới có loại rau này. Nếu ở gần bạn có thể mua về tự chế biến, đem xào với thịt trâu hoặc xào tỏi đơn giản ăn giòn mà ngọt.

Mận hậu

Mận quả to, vị ngọt thanh không chua, được trồng khá nhiều ở khu vực Ô Quý Hồ và quanh thị trấn Sa Pa. Mận hậu chín vào khoảng tháng 5 cùng mùa với đào Sa Pa.

Măng chua Sapa

Măng chua được làm khá tỉ mỉ: người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 – 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước. Ủ măng vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.

Măng vầu Sapa

Măng vầu là những gốc tre, nứa non mới nhú được khoảng 20-30cm được người dân nơi đậy chặt về và chế biến thành các món ăn đặc sản Sapa. Măng vầu có thể chế biến thành: Măng vầu luộc chấm mắm, măng vần chua và măng vầu khô xào… Mỗi món có một hương vị riêng nhưng đều rất ngon.

Muối Chẩm Chéo

Muối chẩm chéo chắc đã rất nổi tiếng và nhiều người biết đến, một loại gia vị đặc trưng mà chỉ khi lên đến Tây Bắc mới có. Loại muối này được làm từ những nguyên liệu có trong rừng như mắc khén, thảo quả, tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu… Hương liệu hòa quyện tẩm vào gà, thịt heo rồi đem nướng thì siêu ngon.

Nấm hương rừng

Nấm hương là đặc sản trời ban cho người dân nơi đây. Nấm rừng Sa Pa trong những cánh rừng đại ngàn trên núi cao của Hoàng Liên Sơn được đánh giá là ngon nhất.

Ngọn rau su su

Do được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho su su mảnh đất này có vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng. Rau su su trồng tại Sapa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng.

Nướng ngói Sapa

Như tên gọi món ăn đó là những món đồ nướng trên những viên ngói đỏ lạ mắt. Nướng ngói có một ưu điểm hơn hẳn các hình thức nướng khác là nhiệt độ tỏa đều trên miếng ngói, giúp các món ăn sẽ được chín từ từ, mềm, thơm phức, ngọt tự nhiên, không bị cháy xém hay khô.

Ô mai trám Sapa

Món ô mai tốt cho sức khỏe nhất là với những ai có bệnh viêm họng hạt mãn tính và cũng là một món ăn vặt chua chua, ngọt ngọt cực ngon.

Hạt dẻ rừng rang muối

Hạt dẻ rừng rang muối hay chính là hạt hạnh nhân, một thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tiếp khách, làm quà hay chế biến các món ăn từ loại hạt này.

Rau cải mèo

Đây là giống cải chỉ có ở Sapa. Cải mèo là loại rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn. Cải mèo có vị đắng khi ăn sau vị đắng chuyển dần thành ngọt và đặc biệt giòn nên phong phú về cách chế biến, từ xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Món ăn được nhiều người yêu thích là cải mèo cuộn thịt bò, nướng trên bếp than.

Rượu táo mèo

Đây là một loại rượu được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng. Đến SaPa, du khách không những bị hấp dẫn bởi dư vị sơn hào phong phú và độc đáo của vùng đất sương mù này mà còn “say” trong men rượu nồng ấm của táo mèo.

Rượu San Lùng

Rượu San Lùng có mùi thơm lạ của men lá rừng, vị đậm đà của thóc nương. Nếu như các loại rượu khác được ủ lên men từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín thì rượu San Lùng được ủ từ thóc, lên men bằng mười lăm thứ lá rừng. Nhờ nguồn nước và khí hậu rượu San Lùng có một hương vị đặc biệt. Rượu màu trong vắt. hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng vị ngọt dịu và hơi ngậy.

Táo mèo

Khi mua táo mèo bạn nên chọn táo màu vàng có mùi thơm nhẹ. Đó là táo chín, rất tốt để làm giấm táo hoặc ngâm rượu. Táo mèo có tác dụng tốt cho sức khỏe và ngâm rượu thì tạo nên loại rượu được coi là “thiên tửu” và nếu có thời gian thì bạn có thể làm ô mai táo mèo nhâm nhi suốt mùa đông.

Thắng cố

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông. Hương vị và nguyên liệu đặc trưng của đặc sản Lào Cai này là nội tạng, xương của ngựa, bò, lợn. Khi ăn thắng cố, chảo thịt vẫn đặt trên bếp đun nóng hổi, vị ngọt mềm của thịt cùng vị cay của ớt Bắc Hà, và vị thơm ngai ngái của các loại gia vị khác sẽ đem đến một hương vị rất riêng mà món ăn nơi khác không có được.

Thịt gà đen

Gà đen ở Sa Pa không chỉ được biết đến là một món ăn hấp dẫn mà còn được biết đến với nhiều công dụng hữu ích trong lĩnh vực y học với giá trị dinh dưỡng rất cao. Gà đen chủ yếu được bà con đồng bào dân tộc ở Sapa nuôi thả và cho ăn các loại rau rừng, cám ngô, cám gạo nên chất lượng thịt cao hơn nhiều so với các loại gà được nuôi công nghiệp.

Thịt gừng Nùng Dín

Thưởng thức thịt gừng của người Nùng Dín thực khách sẽ không quên được hương vị của nó. Vị ngọt của thịt xương quyện với cái mặn đậm đà của muối, chất cay nóng của gừng già, phảng phất vị thơm của rượu ngô.

Thịt trâu gác bếp

Khác với những nơi khác, thịt trâu gác bếp của người Sapa được làm hoàn toàn bằng trâu bản, đem tẩm ướp những loại gia vị bí truyền và sấy khô bằng sức nóng và hơi khói của bếp củi từ ngày này sang ngày khác.

Thịt xông khói

Món thịt hun khói với miếng thịt gần như đã chín từ bên ngoài vào bên trong, khi xắt ra có màu hồng đào trông rất bắt mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận vị ngọt đậm của thịt, đặc biệt là có mùi thơm rất đặc trưng, ăn rất thơm ngon, đậm đà, không ngán. Người dân tộc thường dùng món này đãi khách quý, bạn bè, người thân trong những dịp lễ hội, ngày tết.

Xôi bảy màu

Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa của dân tộc Nùng. Sự đặc biệt của món xôi dẻo thơm này chính là những màu sắc bắt mắt được chắt lọc từ chính những lá cây rừng thiên nhiên, mang hương vị riêng của rừng núi Tây Bắc.

Trên đây là danh sách món ngon Sapa hấp dẫn mà bạn không nên bỏ lỡ. Hãy bỏ túi danh sách này để có một chuyến du lịch trọn vẹn với thật nhiều khám phá nhé.

Với những bạn muốn đi du lịch Sapa tự túc, hãy tham khảo kinh nghiệm và gợi ý lịch trình du lịch Sapa cực chi tiết tại đây nhé: Kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc chi tiết từ A-Z

Cùng tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch Sapa hấp dẫn đang chờ bạn khám phá tại đây nhé: Top 45 địa điểm check-in Sapa đẹp quên lối về

Đặc sản Sapa có gì? Hãy tìm hiểu những đặc sản thích hợp làm quà kỷ niệm tại đây: Top 30 đặc sản Sapa làm quà ý nghĩa đáng mua về cho người thân

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

5/5 - (5 bình chọn)