Top 7 lễ hội Thái Bình lớn không thể bở lỡ

TOP 7 LỄ HỘI THÁI BÌNH LỚN KHÔNG THỂ BỎ LỠ

Ở mỗi vùng miền có những nét văn hóa tạo nên những bản sắc riêng biệt, ở Thái Bình cũng vậy, những lễ hội lớn được tổ chức tạo nên một văn hóa rất riêng ở vùng quê này. Cùng Ăn chơi khắp chốn khám phá những lễ hội nổi tiếng tại Thái Bình nhé.

1. Hội Chùa Keo – Lễ hội Thái Bình

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Một năm chùa mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán và Hội chính mùa thu, từ ngày 13 đến ngày 15/9 âm lịch.

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước và qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

2. Hội Đèn Hét – Lễ hội Thái Bình

Theo thông lệ hàng năm cứ vào mùng 8 âm lịch, nhân dân xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy lại long trọng tổ chức lễ hội Đền Hét để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn với đức thượng đẳng thần tướng quân Phạm Ngũ Lão – người có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, bảo vệ từng tấc đất nơi cửa biển.

Lễ hội có nhiều nghi thức rước, tế lễ, dâng hương được tổ chức song song với các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, đua tài mang sắc thái riêng của cư dân biển như đi cà kheo, đua thuyền, kéo co…đặc biệt là đô vật, vật lão và vật cầu là do tướng quân Phạm Ngũ Lão sáng lập ra để rèn luyện sức khỏe cho binh sỹ.

Lễ hội đền Hét là một trong những lễ hội lớn đầu xuân mang nét văn hóa truyền thống địa phương ven biển, thu hút rất đông du khách thập phương về dâng hương và tham dự các trò chơi dân gian.

3. Lễ hội đền Trần – Lễ hội Thái Bình

Lễ hội đền Trần Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/01/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm, qua đó khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Từ sáng 13 tháng giêng âm lịch đến hết ngày 18 tháng giêng âm lịch, các nội dung thi có trong lễ hội như: Thi cỗ cá, Thi gói bánh chưng, Thi thả diều, Thi pháo đất, Thi vật cầu, Thi kéo co.

4. Hội La Vân – Lễ hội Thái Bình

Ngày nay làng La Vân thuộc xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Thời gian tổ chức: Diễn ra từ ngày 20 tháng ba âm lịch đến ngày 26 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ hội đền La Vân là nét văn hóa gắn kết cộng đồng, là nơi để con người tìm đến để bồi dưỡng cả tinh thần lẫn thể chất. Điều đó được ví như là sức đàn hồi để con người có thể quay trở lại chuẩn bị cho một năm mới đầy bận rộn công việc phía trước.

5. Hội Đồng Bằng – Lễ hội Thái Bình

Hàng năm lễ hội đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch), tại Đền Đồng Bằng xã An Lễ, Quỳnh Phụ, là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai.

6. Hội đền Tiên La – Lễ hội Thái Bình

Đền Tiên La (thôn Tiên La, xã Đoan Hùng) thờ bà Bát Nàn Tướng Quân Vũ Thị Thục – một tướng của Hai Bà Trưng. Hội Tiên La là một trong 2 lễ hội lớn của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình được tổ chức vào các ngày 15 – 17/3 Âm lịch. Ngày 17 là ngày hội chính.

Trong phần hội, có nhiều hoạt động được diễn ra như múa vật, đấu rồng, múa sư tử, đặc biệt là phần rước kiệu và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, trọi gà, thổi sáo trúc… Tất cả đều thu hút du khách ở mọi vùng miền tới đây.

7. Lễ hội bơi chải trên sông Diêm – Lễ hội Thái Bình

Lễ hội bơi chải trên sông Diêm là một trong những lễ hội truyền thống Thái Bình đặc sắc. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, tại Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) và đây được coi là hoạt động đón xuân chính tại địa phương và mang ý nghĩa lễ ra quân đầu năm.

Sau khi tế xong các đội bơi đi xuống bến nơi có 5 thuyền chải là đại diện cho các khu dân cư và các doanh nghiệp lớn trên địa bàn thị trấn. Khi tiếng pháo thứ 3 vừa nổ thì các thuyền bơi lao như tên trên sông Diêm Hộ tiếng trống cổ vũ vang dội của dân làng.

Sau 3 lượt thi, đội về nhất được nhận một con cá vược và tiền thưởng, các thành viên tham dự được mời bữa cơm cúng Thành Hoàng đầu năm tại đền Thuận Nghĩa.

Trên đây là 7 lễ hội truyền thống của Thái Bình mà nếu có dịp tới đây, du khách nên tham gia 1 lần để hiểu hơn về nét văn hóa, phong tục và cuộc sống con người nơi đây.

Bạn chưa biết đi đâu khi đến Thái Bình, khám phá ngay top 20 địa điểm du lịch Thái Bình tại đây nhé: Top 20 địa điểm du lịch Thái Bình đẹp như tranh

Còn đây là kinh nghiệm du lịch Thái Bình cùng tham khảo ngay nha: Kinh Nghiệm du lịch Thái Bình cực chi tiết

Đặc sản Thái Bình có gì ngon? Cùng ăn chơi khắp chốn khám phá ngay tại đây nhé: Đến Thái Bình đừng quên những đặc sản này!

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. Hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Một số ảnh lấy từ nguồn internet.

Đánh giá bài viết