Top 70 địa điểm du lịch đẹp ở Bình Định

Mảnh đất võ trù phú, không ngừng phát triển theo thời gian, hòa nhập với sự thay đổi của đất nước. Sự giao hòa của trời và đất, của núi và biển mang đến cho du lịch Bình Định vẻ đẹp lãng mạn như một bức tranh thủy mặc với nhiều điểm đến hấp dẫn du khách.

Bãi Bàng Bình Định 

Bãi Bàng sở hữu bãi biển sạch đẹp, hiền hòa được xem là nơi tắm biển lý tưởng cho bạn khi có dịp vi vu đến Quy Nhơn.

Khu du lịch Bãi Bàng còn có những ngôi nhà sàn xinh xắn, những chiếc võng đong đưa dưới tán cây xanh và nhàng dừa trĩu quả, cho bạn cảm giác thoải mái đến kỳ.

Bãi biển Lộ Diêu

Với bãi cát vàng hoang sơ chạy quanh gành đá và những sản vật thiên nhiên sẵn có đã tạo cho nơi đây sức hấp dẫn khác lạ.Từ trên cao nhìn xuống, Lộ Diêu giống như một cánh cung khổng lồ, lưng dựa vào núi, mặt nhìn ra biển, chính giữa là cánh đồng.

Bãi biển Quy Hòa

Bãi biển Quy Hòa với vẻ đẹp nên thơ trữ tình luôn có một sức hút đặc biệt với du khách. Nằm gọn trong một thung lũng bình yên pha chút trầm mặc, biển Quy Hòa với một bãi cát trắng mịn lượn vòng hình lưỡi liềm ôm lấy mặt nước biển trong veo xanh ngắt cùng những những làn sóng nhỏ lăn tăn đuổi nhau chạy vào bờ tựa như một nàng tiên nữ e ấp, dịu dàng vừa lạc chân đến xứ người.

Bãi Dại Bình Định 

Bãi Dại, Bãi Xép là hai bãi tắm thuộc khu du lịch sinh thái Bãi Dại, Bãi Xép được khai thác phục vụ khách du lịch.
Nơi đây thu hút khách du lịch bởi vẻ hoang sơ với bãi tắm trong xanh, bờ cát dài mịn và những ghềnh đá sóng vỗ ngày đêm.

Bãi Rạng Bình Định 

Đến với Bãi Rạng Bình Định, du khách không thể bỏ qua việc đắm mình vào biển khơi xanh ngát, một số nơi còn có cả san hô. Mực nước biển khá nông, mang lại cảm giác an toàn. Bãi biển đẹp với cát vàng trải dài; xa xa còn có các thuyền nhỏ, thúng, lưới và các dụng câu cá khác nằm úp trên cát.

Bãi Tắm Hoàng Hậu Bình Định (Bãi Trứng)

Bãi tắm Hoàng Hậu là một trong những bãi tắm đẹp nhất Bình Định, bãi cát mịn vàng óng cùng với cảnh vật hữu tình. Bãi tắm Hoàng Hậu đang dần trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bãi Xếp Bình Định 

Bãi Xếp hoang sơ với bờ cát vàng, những rặng đá tự nhiên nổi lên giữa bãi cát khi thủy triều rút. Cuộc sống làng chài với những ngư dân hiền lành, hiếu khách và những món ăn đậm đà hương vị biển là điểm thu hút du khách tìm đến đây.

Bảo tàng Bình Định

Bảo tàng Tổng hợp Bình Định là nơi trưng bày trên 1.000 tài liệu, hiện vật. Đem đến cho du khách cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể về đất nước, con người Bình Định qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, với hàng trăm hiện vật về nền văn hóa Chămpa độc đáo đang được lưu giữ tại đây, Bảo tàng được cho là nơi trưng bày, lưu giữ nhiều hiện vật Chămpa nhất nhì nước ta, trong đó có tâm văn bua khác trên đá đầy bí ẩn mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lời giải đáp hoàn chỉnh.

Bảo Tàng Vua Quang Trung Bình Định 

Bảo tàng Vua Quang Trung Bình Định được xây dựng năm 1978 theo lối kiến trúc cổ, dáng vẻ uy nghiêm.

Điện được nhân dân góp công xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vào năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m².

Biển Quy Nhơn Bình Định 

Bãi biển sở hữu đường cong giống như “vầng trăng khuyết” quyến rũ với biển xanh, cát vàng kéo dài 5 km từ mũi Tấn đến Ghềnh Ráng.

Đến đây ngoài vui chơi, tắm biển, nghịch cát, bạn còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon đặc trưng của vùng biển tại phố ẩm thực Xuân Diệu.

Chùa Hang

Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Thiên Sanh, được xây dựng làm nơi thờ Phật trong một hang đá tự nhiên giữa lưng chừng núi.

Người ta kể rằng ở chùa Hang có hai đường đi, một lên trời và một xuống âm phủ. Phía trên bàn thờ của chùa Hang, chếch về phía tay phải còn có một lỗ “thông hơi” – Gọi là đường lên trời. Phía dưới “mái che” của chùa Hang có một đường hầm chạy xuống – gọi là đường xuống âm phủ.

Chùa Long Khánh Bình Định 

Chùa Long Khánh là một ngôi chùa lớn nằm ở trung tâm Thành phố Quy Nhơn được Thiền sư Đức Sơn khai sơn vào năm 1695. Đây là một trong những trung tâm phật giáo lớn của Bình Định, là nơi sinh hoạt lễ bái của giới tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa khi có dịp đến Quy Nhơn – Bình Định.

Chùa Ông Núi 

Chùa Ông Núi hay còn có tên gọi khác là Linh Phong. Chùa tọa lạc trong một rừng cây cổ thụ quanh chùa có rất nhiều đá có hình thù độc đáo. Đặc biệt khi đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á lúc bây giờ. Điểm du lịch tâm linh này đang khiến rất nhiều du khách thập phương phải một lần ghé thăm vào nơi này đấy.

Chùa Sơn Long

Chùa Sơn Long là một ngôi chùa cổ hơn 300 tuổi. Con đường dẫn vào chùa nhỏ, hẹp, có hàng rào cây xanh. Chùa có tượng Phật Lồi bảy đầu rồng bằng đá do người dân thời Chăm-pa tạc. Trong chùa có khoảng 15 ngôi mộ tháp cổ là nơi an nghỉ của các vị trụ trì đời trước.

Chùa Thắng Quang

Kiến trúc của chùa Thắng Quang có nhiều nét độc đáo, những họa tiết rồng được chạm khắc tinh tế. Nhìn tổng thể, ngôi chùa nằm hài hòa với núi rừng nhưng vẫn toát lên sự uy nghiêm. Ngoài ra, một số công trình phụ như tượng Phật Quan Âm hay chuông đồng đều có cái hay riêng, giúp người đến viếng chùa, vãng cảnh có thêm khám phá thú vị và hơn hết là cảm thấy bình yên.

Chùa Thập Tháp

Chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung. Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Cù Lao Xanh Bình Định 

Hay còn có một tên gọi khác là Vịnh Vân Phi, Cù Lao Xanh mang lại cho du khách những trải nghiệm và khám phá của một kì đi chơi thật hoàn hảo. Đến với nơi đây rồi du khách sẽ không thể nào quên những trải nghiệm thú vị và những cảnh quan tuyệt đẹp mà nơi này mang lại đâu. Chính vì tuyệt vời nên mới được ví như một hòn ngọc xanh của địa điểm du lịch Bình Định.

Cù Lao Xanh là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân nơi đây. Hãy đến với Cù Lao Xanh để được trải nghiệm những hoạt động tham quan, vui chơi thú vị như: tắm biển, lặn ngắm san hô, cắm trại tại biển, đi dạo trên cầu cảng Cù Lao Xanh, tham quan bãi Đông, bãi Nhỏ, mũi Hoàng Bằng, Bãi đá Thảo Nguyên, Bãi, hải đăng cù lao xanh,…

Đàn Tế Trời Tây Sơn Bình Định 

Đàn tế trời đất Tây Sơn tọa lạc trên đỉnh cao nhất của Ấn Sơn, cấu trúc 3 tầng Nơi đây khi tế lễ sẽ bố trí các áng thờ thần như: thần mặt trời, mặt trăng, các thần biển, sông, núi, đầm…

Đảo Hải Giang Bình Định 

Vịnh biển Hải Giang hình lưỡi liềm với bãi cát vàng óng ả. Khai thác, tổ chức nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển, câu cá, thể thao dưới nước…

Đảo Yến Bình Định 

Đảo Yến Quy Nhơn có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn bởi những hang động thiên tạo hàng vạn năm tuổi, những vòm đá có nơi cao chót vót, những hang động hiểm trở chằng chịt trong lòng đảo, là điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé thăm, đặc biệt là mỗi dịp hè tới.

Đầm Thị Nại Bình Định 

Đến với đầm Thị Nại, bạn sẽ còn được ngắm nhìn cầu Thị Nại yên vị giữa chốn thiên cảnh núi – sông – biển thi vị. Cây cầu mờ ảo, huyền diệu này được xem là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, đã níu chân hàng triệu du khách thập phương khi đến nơi đây.

Đầm Trà Ổ

Đầm Trà Ổ (còn được gọi là đầm Châu Trúc, đầm Bàu Bàng) là một đầm nước tự nhiên nằm ở phía Đông Bắc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đầm Trà Ổ có diện tích rất rộng, khoảng 13.000ha, chu vi chừng 20km, mặt đầm lúc nào cũng mênh mông nước.

Du khách nên tranh thủ đến đây vào lúc sáng sớm để có thể trọn vẹn tận hưởng không gian bình yên của thiên nhiên, như ngắm bình minh, đi thuyền tham quan một vòng hồ, khám phá nét sinh hoạt điền dã bình dị của người dân địa phương.

Đèo Nhông

Trận Dương Liễu – Đèo Nhông là một trận đánh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của quân dân Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Cuộc chiến diễn ra tại Dương Liễu và đèo Nhông, giữa Sư đoàn 3 Sao Vàng của Quân Giải phóng miền Nam và 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đoàn thiết giáp của quân lực Việt Nam Cộng hòa khi có sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mỹ. Ngày kỷ niệm trận đánh này thường được tổ chức vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Công trình tượng đài đã được Đảng bộ Phù Mỹ khởi công xây dựng vào năm 1985.

Đền thờ Bùi Thị Xuân

Đền thờ được qui hoạch xây dựng trên khu đất mới có tổng diện tích 5.191 m2, trong đó diện tích xây dựng 178 m2. công trình được chính thức khởi công từ ngày 20/9/2007. Đền thờ mang dáng dấp kiến trúc theo kiểu nhà mái lá 3 gian, gian chính giữa để bàn thờ, trên có tượng đô đốc Bùi Thị Xuân làm bằng gốm dát vàng và 2 gian bên là nơi dành cho cho đội nhạc lễ và tiếp khách…

Đền thờ Đào Duy Từ

Đền thờ nằm trong khuôn đất rộng quanh năm có dừa rợp bóng mát. Sắp tới huyện Hoài Nhơn sẽ bố trí phục vụ bài chòi tại đền nếu du khách có yêu cầu. Vì vậy, đến với Đền thờ Đào Duy Từ, ngoài việc viếng thăm vị khai quốc công thần, thư thái dưới bóng dừa tươi mát của quê hương xứ dừa, du khách còn được tham gia hội đánh bài chòi dân gian, ấm tình.

Eo Gió Bình Định 

Eo gió là một địa điểm du lịch Bình Định rất nổi tiếng về cảnh đẹp hoang sơ. Khi đến đây du khách sẽ tha hồ bắt được những góc chụp xuất thần đẹp nhất và ngắm cảnh đẹp tuyệt vời nơi này mang lại. Những núi đá cao, õng ẹo bao bọc bãi biển xung quanh, tạo thành một eo biển tuyệt đỉnh. Vừa được check-in vừa được cảm nhận cái tuyệt đẹp mà nơi đây mang lại chỉ sợ các bạn đến rồi lại luyến tiếc không muốn về mà thôi!

Những rặng núi đá cao, uốn lượn ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành một eo biển hút gió tuyệt đẹp. Eo Gió cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20 km về phía đông bắc, thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ.

Ghềnh Ráng Tiên Sa Bình Định 

Dưới chân ghềnh là bãi cát trắng chạy dài, nước biển trong xanh, phong cảnh đẹp hữu tình, khí hậu mát mẻ.

Ngay dưới chân vách đá dựng đứng, hiểm trở là từng bãi đá trứng xếp chồng, xếp lớp. Cùng với làn nước biển xanh trong, đá trứng nhỏ bé ngàn năm kiên trì, bền bỉ trước vô vàn con sóng vỗ.

Hải đăng Hòn Nước

Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có tác dụng chỉ vị trí đỉnh Gà Gô. Giúp tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Bình Định xác định vị trí của mình tránh đá ngầm và xác định hướng đi.

Hải đăng Hòn Nước với tầm hiệu lực ban ngày là 21 hải lý, ban đêm là 18 hải lí, tháp đèn cao 16,2m. Được xây dựng bằng đá có màu xám sẫm, độ cao của tâm sáng so với mực nước biển là 62,5m. Là một địa điểm được khách du lịch săn lùng trong thời gian vừa qua.

Hầm Hô Bình Định 

Hầm Hô mở ra một ‘vương quốc xanh’ đẹp đến ngỡ ngàng. Tiếng chim hót nỉ non và hồ nước trong lành róc rách bên dải đá như được sắp đặt sẵn. Cảnh vật rất nên thơ quyện vào nhau rất hòa hợp giữa núi rừng, hệt xứ sở bồng lai.

Thác và Sông Hầm Hô Bình Định 

Sông Hầm Hô có tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ. Cá từ khắp nơi kéo về từng bầy trông đặc cả nước. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như thể cá bay.

Dân gian truyền rằng, hằng năm Long vương tổ chức kì thi c

ho cá tại thác Hầm Hô. Con nào vượt qua được sẽ hóa rồng, nên cá từ sông Côn dồn cả về đây để thử vận may.

Hòn Khô Bình Định 

Nếu bạn muốn trải nghiệm một chuyến đi chơi thú vị thì Hòn Khô là một ý kiến không tồi đâu nhé! Đến với nơi này du khách có thể được lặn ngắm những rạn san hô dưới biển hay là chinh phục những ngọn núi đá trên đảo. Nghe thấy thôi đã háo hức không kìm luôn đó mọi người ạ? Ngoài ra còn được khám phá những món ngon nữa đó. Thôi thì còn chần chừ gì nữa mà không đi ngay kẻo tiếc!

Đến với Hòn Khô bạn sẽ được trải nghiệm hàng loạt điều thú vị như: tắm biển, lặn ngắm san hô, chụp ảnh sống ảo ở nhà hàng Coco Camp, ngắm hoàng hôn ở làng chài Nhơn Hải,…

Hòn Sẹo Bình Định 

Hòn Sẹo Quy Nhơn Bình Định là hòn đảo tiềm năng của ngành du lịch Bình Định, còn khá nguyên sơ, kỳ thú và không có người ở. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những ai thích khám phá nơi hoang vu, chưa có con người ngự trị.

Khu Dã Ngoại Trung Lương Bình Định 

Đến với nơi này bạn sẽ tha hồ trải nghiệm cùng với những khung cảnh lãng mạn và nên thơ. Vừa có thể cắm trại, tắm biển, lặn ngắm san hô và vừa được sống ảo nữa thì khu dã ngoại Trung Lương đúng là một địa điểm lí tưởng cho 1 chuyến du lịch đấy! Nếu đến địa điểm du lịch Bình Định mà không tổ chức đến nơi này thì đảm bảo sẽ tiếc hùn hụt cho mà xem.

Điểm mới mẻ nhất của khu dã ngoại Trung Lương chính là nơi vui chơi, cắm trại những mái lều xanh đỏ nhấp nhô, hay những hàng ghế nghỉ đủ màu với tầm mắt hướng ngay về phía biển.

Khu sinh thái Cồn Chim

Khu sinh thái Cồn Chim như  một “ốc đảo” lọt thỏm giữa bốn bề xanh ngắt – xanh nước, xanh trời và xanh rừng ngập mặn. Quý khách lên thuyền xuôi dòng trên Đầm Thị Nại, hòa mình vào không khí trong lành cùng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp hữu tình và quyến rũ với những đàn chim cùng nhau bay lượn, “lá phổi xanh” của thành phố Quy Nhơn, cái tên quen thuộc và hấp dẫn du khách khi đến Bình Định.

Kỳ Co Bình Định 

Kỳ Co nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 20 km về phía đông nam. Đây được coi là một địa điểm du lịch lý thú nhất tại Bình Định với 2 mặt giáp núi và một mặt giáp biển. Kì Co được thiên nhiên ưu ái cho những thắng cảnh đẹp tuyệt hảo làm say đắm lòng người. Khi đến đây du khách sẽ vừa được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp kì vĩ hoang sơ, tận hưỡng sự yên bình mà nơi này mang lại và đặc biệt là còn được khám phá ẩm thực nơi này nữa.

Du lịch Kỳ Co là một hành trình khám phá biển mà bất kỳ ai cũng thấy thú vị khi đến với bán đảo này. Kỳ Co trong luôn là một điểm thu hút khách du lịch đến tham quan vui chơi nhiều nhất Quy Nhơn, Bình Định.

Làng biển Vĩnh Hội

Vĩnh Hội là một làng quê bình yên có núi, có biển, có cả đồng. Ở đó, có những nếp nhà nhỏ, trước sân có những giàn bông giấy vào độ nở hoa rực rỡ, hay một góc đường bung nở những cánh hoa mười giờ, hoa bướm vàng nhỏ xinh. Biển Vĩnh Hội hoang sơ với bờ cát dài, phẳng, thoai thoải. Đặc thù bãi ngang, biển không có những con thuyền lớn phía khơi xa, song lại có những chiếc thuyền thúng, sõng nhỏ xếp dài trên bờ cát. Những ghềnh đá nhấp nhô đã phủ đầy rêu xa

Làng rượu Bàu Đá

Rượu Bàu Đá là thức rượu truyền thống được sản xuất từ làng nghề Cù Lâm, tỉnh Bình Định. Tên gọi Bàu Đá xuất phát từ xa xưa, bởi tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, cũng chính là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá.

Bàu nước cổ này ngày nay đã cạn nước, nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng.

Mộ Hàn Mặc Tử

Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.Hàn Mặc Tử đã không còn nhưng thơ ông vẫn sẽ mãi ở trong lòng những người yêu thơ. Rất nhiều những thế hệ yêu thơ đã tìm đến với ông, tìm đến Ghềnh Ráng để được tưởng nhớ và bày tỏ lòng ái mộ đối với một hồn thơ tài hoa.

 

Mũi Ghềnh Hoài Hải

  • Địa chỉ: xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Ghềnh đá Hoài Hải là một bãi đá nhấp nhô sát mặt nước biển, do thời gian dài bị nước biển xâm thực đã tạo ra những hình thù rất lạ mắt. Xen lẫn với những bãi đá chạy men theo bờ biển là những ngọn núi đá nhỏ nhô cao khoảng 200m so với mặt nước biển tạo thành những điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp. Trèo lên đến đỉnh, phóng tầm mắt nhìn xuống, biển, bãi đá, tàu thuyền cũng như xóm nhà ngư dân ven bờ biển hiện ra như những bức tranh vẽ.

Mũi Vi Rồng Bình Định 

Mũi Vi Rồng là ngọn núi có hình dáng trông như một con rồng khổng lồ được thiên nhiên chạm trổ và điêu khắc. Với vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ mà gần gũi. Mũi Vi Rồng hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.

Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn

Nhà thờ được xây dựng năm 1892, do giám mục Van Camelbeke Hân cho khởi công và có tên là nhà thờ giáo xứ Quy Nhơn. Nhà thờ lúc đó có kiến trúc khác so với bây giờ. Năm 1930, nhà thờ giáo xứ Quy Nhơn được sử dụng như nhà thờ chính tòa. Vào ngày 01/10/1938, do nhà thờ khá nhỏ hẹp, Giám mục Tardieu đã khởi công xây dựng nhà thờ chính tòa mới. Nhà thờ được hội kiến trúc SIDEC thiết kế được khánh thành ngày 10/12/1939.

Nhà thờ Ghềnh Ráng

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía Đông Nam, đến khu du lịch Ghềnh Ráng, du khách sẽ thấy đối diện khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử là nhà thờ Đá nằm sâu dưới chân núi, hướng mặt ra biển cả bao la.
Được giao hòa bởi không gian thoáng đãng thơ mộng của rừng núi và phố phường, nhà thờ Đá mang một nét đẹp đặc trưng trong lòng thành phố biển Quy Nhơn. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến tham quan thắng cảnh Ghềnh Ráng – mộ Hàn Mặc Tử – bãi tắm Hoàng hậu.

Nhà Thờ Lòng Sông Bình Định 

Nhà thờ Lòng Sông với những dấu ấn còn lưu lại của chế độ Tây Sơn cũ hay những công trình kiến trúc Chăm Pa cổ đại như tháp Chăm hay những bức tượng thần Siva. Nhắc đến tiểu chủng viện Làng Sông, không ít du khách phương xa sẽ vẫn còn đó sự ngỡ ngàng bởi cái bóng quá lớn của những di tích nổi tiếng khác như: dấu ấn nền văn hoá Sa Huỳnh, tháp Đôi, tháp Bạc hay bảo tàng Quang Trung.

Nhơn Hải Bình Định 

Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) đã và đang trở thành một điểm đến du lịch biển hấp dẫn nhiều du khách. Nếu bạn thích những trải nghiệm mới lạ, mời bạn về Nhơn Hải.

Chiều xuống, hoàng hôn dần buông, các gành đá, bãi biển náo nhiệt hẳn lên bởi hoạt động vui chơi, sinh hoạt của người dân nơi đây. Không khí nhộn nhịp khác xa buổi sớm mai. Từ bờ biển Nhơn Hải khách du lịch có thể thuê thuyền đi tham quan đảo Hòn Khô, Cù Lao, ra thăm bè tôm hùm của người dân. Lặn ngắm san hô và tắm ở bất kỳ bãi cát hoang sơ nào. Thời điểm thích hợp nhất để tới đây là từ tháng 3 đến tháng 9.

Núi Bà

Núi Bà, tên của cả một dãy núi gồm 66 đỉnh cao thấp khác nhau, được uốn lượn đan xen gấp nếp của các mạch Trường Sơn đâm ra biển Đông. Núi Bà nằm về phía Đông Nam huyện Phù Cát, có tổng diện tích khoảng 40km², địa hình tự nhiên phong phú với một thảm thực vật đa dạng, là nơi tồn cư của những quần thể động vật quý hiếm.

Núi Xuân Vân

Xuân Vân là một ngọn núi thấp ở thành phố Quy Nhơn với độ cao khoảng 242 mét so với mực nước biển. Đường lên núi có 2000 bậc thang được xây dựng từ lâu đời, không quá khó đi và không mất nhiều thời gian di chuyển. Với những du khách có kinh nghiệm trekking và thích vận động thì việc chinh phục ngọn núi là điều đơn giản. Bạn có thể vừa đi, vừa ngắm cảnh, vừa hít thở không khí trong lành trộn lẫn mùi biển cả và mùi cỏ cây của núi rừng nhiệt đới.

Quảng Trường Quy Nhơn – Bình Định

Địa Chỉ: Lý Thường Kiệt, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Quảng Trường Quy Nhơn là một địa điểm yên bình nằm ở trung tâm thành phố. Khi về đêm, đây là một địa điểm du lịch Bình Định dừng chân lí tưởng mà khi ai đặt chân đến Quy Nhơn không thể bỏ lỡ được.

Sau mọi lo toan bộn bề của cuộc sống, mỗi khi đêm về, chúng ta lại có cơ hội thả lỏng hồn mình và tìm niềm vui nhỏ bé ấm áp bên gia đình, bạn bè và người thân, điều mà các “thiết bị hiện đại” không thể đem tới. Vậy, tại sao không gác lại những phương tiện giải trí “ảo”, dành chút thời gian và không gian cho bản thân mình tại Quảng Trường Quy Nhơn?

Suối Cà Te

Suối ở đây trong mát chảy róc rách, những tảng đá đủ màu sắc, nhiều hình thù kỳ lạ, tiếng chim hót líu lo dưới những tán cây cổ thụ tỏa bóng, nếu đi sâu vào làng bạn còn có cơ hội tìm hiểu cuộc sống của đồng bào Bana với những truyền thống văn hóa đặc sắc, nghề dệt thổ cẩm, nhắp hơi rượu ghè bên tiếng đàn goong réo rắt. Bạn còn có thể thưởng thức những món ăn đậm đà chất Bana chế biến từ gà thả vườn, trứng kiến vàng…

Suối Khoáng Nóng Hội Vân Bình Định 

Đến Suối Khoáng Nóng Hội Vân, du khách không chỉ đơn thuần được tắm suối khoáng nóng thiên nhiên hoang dã giàu khả năng trị nhiều loại bệnh. Ngoài ra được thưởng thức món trứng luộc hồng đào thơm ngon và đặc sản “gà hấp cát” trứ danh. Nếu có cơ hội đến các địa điểm du lịch Bình Định, bạn hãy ghé thăm suối nước nóng Hội Vân một lần để có những trải nghiệm thú vị khác biệt mà chỉ riêng nơi đây mới có.

Suối nước nóng Vĩnh Thạnh

Khung cảnh núi đồi, suối nước thơ mộng, uốn lượn ngoài các trải nghiệm như tắm suối khoáng (với giá 50.000đ/một hồ tắm cho khoảng 3 – 5 người).Bạn còn có thể câu cá, thưởng thức đặc sản địa phương như gà thả vườn, rau dớn, cá niên. Nếu lưu trú qua đêm bạn sẽ được tham gia vào các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân địa phương như đốt lửa trại, đánh cồng chiêng của người Bana.

Thác Đổ

Còn giữ nét hoang sơ với những thác nước hùng vĩ, Thác Đổ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch bụi, muốn khám phá vẻ đẹp của núi rừng, sông suối. Từ trên vách đá, những thác nước cao hơn 40m đổ xuống, bọt nước trắng xóa như một dải lụa bồng bềnh. Đây là điểm vui chơi, tránh nắng vào những ngày cuối tuần, dịp lễ tết của người dân xã Vĩnh An và các vùng lân cận.

Thác K50

Thác K50 Bình Định hay còn có tên gọi khác là thác K50 Kbang Gia Lai nằm trải dài trên đất của 4 tỉnh Bình Định, Gia lai, Kon Tum, Quảng Ngãi. Là ngọn thác nằm trong khu bảo  tồn Kon Chư Răng giữa ranh giới Bình Định và Gia Lai.

Thành Cổ Hoàng Đế Bình Định 

Thành cổ Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng tại Bình Định với ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và Tử Cấm Thành.Thành Hoàng Đế không lớn nhưng có nét đẹp riêng và đặc biệt là mang đậm kiến trúc Champa.

Tháp Bánh Ít Bình Định 

Tháp Bánh Ít còn có tên gọi khác là tháp Bạc được xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Đây còn là một trong những địa điểm check in mới dành cho các bạn trẻ.

Tháp Bình Lâm

Cái tên Bình Lâm gắn liền với quá trình chinh phục, khai phá vùng đất này. “Bình Lâm” tức là chinh phục khu rừng rậm và cũng từ chữ “Bình Lâm” của thôn, người ta đặt tên cho tháp. Theo Đại Nam nhất thống chí thì ngôi tháp này gọi là tháp Tranh Trúc. Nhưng hiện nay, nhân dân ở vùng này vẫn quen gọi là tháp Bình Lâm, ít ai biết đến cái tên Thanh Trúc.

Xét trong hệ thống tháp Chàm Bình Định, tháp Bình Lâm thuộc nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất. Được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, đến nay tháp Bình Lâm mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, với kiến trúc chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.

Tháp Cánh Tiên

Tháp được xây dựng vào thế kỷ XII, thuộc phong cách Bình Định và có một phần ảnh hưởng từ kiến trúc Angkor Vat của người Khmer do thời kỳ này có sự giao lưu thường xuyên giữa Vương quốc Khmer và Chăm Pa.

Trong số những tháp cổ Chăm Pa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chăm Pa là khu đền chỉ có một tháp. Mặc dù chỉ có một tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của Chăm Pa.

Tháp Dương Long Bình Định 

Tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ XII, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chăm Pa. Để đến được tháp Dương Long, từ TP. Quy Nhơn bạn đi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 35 km

Tháp Đôi Bình Định 

Tháp Ðôi còn có tên là tháp Hưng Thạnh, được xếp vào một trong những tháp đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa.

Tháp Phú Lốc

Đây là một ngôi tháp mang phong cách rất riêng, mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân địa phương và cũng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Angko của dân tộc Khơ me.

Tháp Phú Lốc được xây dựng vào đầu thế kỉ 12, và là một trong những ngôi tháp Chăm cổ còn tồn tại ở Bình Định. Ngôi tháp này được xây dựng ở gò đất cao, đứng sừng sững như ngọn hải đăng khổng lồ của ngôi làng. Nó hiện lên như một vị thần tối cao đang bảo vệ sự bình yên cho ngôi làng nhỏ.

Tháp Thủ Thiện

Đến với tháp Thủ Thiện, du khách có dịp chiêm ngưỡng kiến trúc một tháp bình đồ hình vuông tiêu biểu của xứ sở này. Mỗi chiều của tháp là 8,5m, đế của ngôi tháp khá cao nhưng thắt eo lại ở phần giữa, trông duyên dáng như hình hài người thiếu nữ Chăm-pa.

Thiên Hưng Tự

Toàn bộ các công trình trong chùa đều được xây dựng theo kiến trúc phương Đông tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, mềm mại và đậm nét cổ xưa. Ngay khi bước đến gần chùa, chiếc cổng tam quan được xây dựng rộng rãi, uy nghi với hai bên trụ cột được làm bằng bê tông cốt thép vững chắc và phần mái được thiết kế như hình lưỡi đao cong vút lên trời, cùng cánh cổng bằng gỗ nâu mộc mạc cho ta cảm giác như đang lạc vào một bức tranh cổ đại với những gam màu tĩnh lặng, trầm mặc.

Tiểu chủng viện Lòng Sông

Tiểu chủng viện Làng Sông xây dựng vào thập niên 40 của thế kỷ XIX. Nơi đây, được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, một lối kiến trúc đặc trưng của người châu Âu trong xây dựng nhà thờ và cung điện nhà thờ, hiện lên uy nghiêm pha chút gì đó cổ kính, lãng mạn.

Phần chính diện của Tiểu chủng viện Làng Sông được trang trí bằng những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và những hoa văn hoạ tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối xây dựng kiến trúc thánh đường. Đã qua nhiều thế kỷ, trải qua sự tàn phá của thời gian và khí hậu nhưng nơi này vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét kiến trúc cổ xưa với từng bậc cầu thang gỗ, từng khung cửa chạm khắc tỉ mỉ tạo ấn tượng mạnh với du khách.

Tịnh xá Ngọc Hòa Bình Định 

Tượng đôi Phật Bà Quan Âm là kiến trúc nổi bật của Tịnh xá Ngọc Hòa Bình Định. Tượng cao gần 30m – và là tượng phật đôi cao nhất Việt Nam.

Người dân nơi đây tin rằng tượng phật đôi sẽ đem đến cho vùng đất nơi đây, con người nơi đây có một tương lai phát triển phồn thịnh và an lành.

Tượng Trần Hưng Đạo Bình Định 

Tượng Trần Hưng Đạo đứng sừng sững trên đồi Hải Minh thuộc bán đảo Phương Mai tọa lạc bên cửa biển Quy Nhơn. Đến với mảnh đất nơi đây, du khách nên dừng chân khám phá vẻ đẹp uy nghi trước trời biển mênh mông của tượng Trần Hưng Đạo.

 

Đến Bình Định thì ăn gì. Cùng tìm hiểu những món đặc sản đặc sản mang đậm hương vị Bình Định ở đây nhé: Ẩm thực Bình Định – TOP 40 món ăn ngon nổi tiếng nức lòng du khách.

Du lịch Bình Định thì cần lưu ý những gì? Kinh nghiệm du lịch Bình Định 

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. Hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Một số ảnh lấy từ nguồn internet.

5/5 - (23 bình chọn)