Bánh dầy
Đặc sản của Lào Cai thì không thể thiếu món bánh dầy được. Bánh dầy nơi đây được làm từ gạo nếp nên khi ăn rất dẻo và thơm mùi gạo nếp. Gạo nếp sáu khi ngâm qua nước thì để ráo và chõ xôi rồi đem giã nhuyễn. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và lăn qua bột nếp khô làm áo. Vậy đã là đã cho ra món bánh nếp đặc sản Lào Cai. Bánh dầy khi mua về bạn có thể ăn ngay hay rán lên và có thể bảo quản được 1 tuần.
Các loại rau đặc sản Lào Cai
Lào Cai vốn là miền dễ trồng các loại rau củ, đặc biệt là rau xứ lạnh. Có lẽ những ai đã từng đến Sapa du lịch hẳn khó mà quên được thứ đặc sản Lào Cai đặc biệt này.
Miền đất này đã nổi danh lâu đời với các loại rau như rau cải mèo, rau su su, rau ngồng,… Những thực phẩm này thường dễ dàng được tìm thấy trong bất kỳ bữa ăn truyền thống thường ngày của người Tây Bắc.
Cơm lam
Đến Lào Cai nhất định không thể bỏ qua đặc sản dân giã, bình dị đó là cơm lam. Cơm lam món đặc sản Lào Cai được nấu bởi những hạt gạo thơm ngon nhất trồng trên những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ ở Sapa, Bát Xát, Bắc Hà…
Cơm lam được nấu từ gạo nếp dẻo thơm cho vào ống nứa rồi đem đi nướng trên bếp than hồng. Nó vừa có vị ngọt, thơm của gạo nếp nương vừa có vị thơm của ống nứa, than hồng rực. Cơm khi đang nướng trên than phải xoay cho đều ống nứa sao cho cơm chín đều mà không bị cháy hoặc sống. Cơm lam sau khi nướng xong được tách ra khỏi ống nứa vừa dẻo, vừa thơm, lại vừa mịn như là giò lụa, để được cả tuần vẫn cứ dẻo thơm.
Cá hồi Lào Cai
Cá hồi là loài cá khó nuôi và một loại thực phẩm cao cấp và đắt tiền, chỉ sống được trong môi trường nước sạch và khí hậu mát mẻ. Do đó có thể nói Sapa là nơi lý tưởng để loài cá này phát triển, và đã trở thành một trong những đặc sản không thể thiếu ở nơi đây.
Thịt cá hồi Sa Pa có rất chắc, thớ săn, không có mỡ, khi ăn không bị ngấy. Thực phẩm này được chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, sashimi (gỏi cá kiểu Nhật), chiên xù, hấp, nấu cà ri… Nhưng được nhiều thực khách yêu thích nhất vẫn là món lẩu cá hồi và gỏi cá hồi.
Cốm
Với hầu hết các món ăn khác bạn đến Lào Cai bất kì khi nào đều có thể thưởng thức. Nhưng riêng với cốm bạn chỉ có thể thưởng thức vào cuối tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Đó là thời điểm lúa mới bắt đầu vào mẩy, còn thơm mùi sữa, được bà con cắt về làm cốm.
Ở Lào Cai có rất nhiều vùng có cốm nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm Bắc Hà và cốm Hợp Thành. Đây là những vựa lúa nếp thơm ngon ở Lào Cai do đồng bào dân tộc Tày, Giáy canh tác. Những bông lúa nếp giống truyền thống hạt tròn dẻo thơm. Qua bàn tay chế biến của các bà, các chị sẽ cho những hạt cốm dẻo thơm, xanh mướt.
Đồ nướng Lào Cai
Lào Cai được trời phú cho khí hậu mát mẻ, trong lành nên đồ nướng Lào Cai mang đến cho thực khách hương vị riêng biệt, cuốn hút. Tại đây bạn có thể thưởng thức món cải mèo cuốn thịt nướng, trứng nướng, thịt lợn nướng, gà nướng,…
Cùng với gia vị nước chấm được pha chế từ tương ớt vùng cao cho vị cay cay, thơm nồng đặc trưng của núi rừng sẽ khiến bạn nhớ mãi. Điều đó đã làm đồ nướng Sa Pa ghi danh vào danh mục đặc sản Lào Cai. Bạn hãy thử thưởng thức để cảm nhận hương vị đặc biệt của nó.
Gà đen
Thịt gà đen Sa Pa rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng có thể chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như: rán, xào sả, hấp, luộc, quay song hai món ăn hấp dẫn nhất vẫn là gà đen nướng mật ong và gà đen hầm thuốc bắc.
Gạo Séng Cù
Đây là loại gạo nổi tiếng ở Lào Cai về độ dẻo, thơm ngon. Gạo Séng Cù được trồng chủ yếu ở hai huyện Bát Xát và Mường Khương. Trong đó gạo ở Mường Khương vẫn được người dân đánh giá là thơm ngon hơn. Nếu bạn đang đắn đo không biết mua gì về làm quà cho người thân thì gạo Séng Cù là một lựa chọn tuyệt vời.
Lạp xưởng lợn đen
Mận Tam Hoa
Có thể nói mận Tam Hoa là đặc sản Lào Cai. Món ngon mà bất kì ai đến với Lào Cai đều khó lòng bỏ qua. Mận tam hoa có ở nhiều vùng trên cả nước như Mộc Châu, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Nhưng mận tam hoa ở vùng Bắc Hà, Lào Cai ngon ngọt và chất lượng hơn cả.
Quả mận to, vị giòn ngọt, cùi màu đỏ. Mùa mận bắt đầu vào cuối tháng năm và kết thúc vào cuối tháng 6. Sau mùa mận Tam Hoa là mùa mận Hậu và mận Tả Van quả cũng ngon ngọt, có phần vượt trội hơn cả mận Tam Hoa.
Măng chua
Măng chua là món ăn đậm chất núi rừng của người Lào Cai. Cách làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ cao cũng như những bí quyết ẩm thực riêng của người Tây Bắc. Măng sau khi hái về, bóc vỏ, thái nhỏ và ủ vào chum, đậy kín khoảng gần 1 tháng là có thể ăn được.
Măng chua có thể nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi ăn, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều. Nếu thắc mắc đi Lào Cai mua gì thì hãy nhớ đến món đặc sản măng chua nhé!
Mèn mén Bắc Hà
Trước đây, người Mông sống bằng mèn mén, tựa hồ như món cơm của các dân tộc khác. Bởi vậy nó không chỉ là món ăn mà là lịch sử, là văn hóa, là biểu trưng cho khả năng thích nghi kỳ diệu của cộng đồng này trước cuộc sống khó khăn và thiên nhiên khắc nghiệt. Mọi công đoạn, từ việc chọn ngô, xay sàng để lấy phần lõi đến việc chế bao nhiêu nước sau mỗi lần đồ, để món mèn mén dẻo thơm, vừa miệng đều cần phải có kinh nghiệm và được thực hiện rất tỷ mỷ, cầu kỳ.
Món cá suối
Sa Pa – Lào Cai là vùng đất nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành. Nơi đây còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Muốn ăn cá suối ngon phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên.
Cá suối đặc sản ở Lào Cai có nhiều loại, cá trắng thân dẹt có vẻ tựa cá mương. Một số loại cá đen thì có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng chú ý là cá suối không hề có vị tanh như những loại khác.
Nấm hương Y Tý
Nem măng đắng
Món ăn này được chế biến theo bí quyết cổ truyền. Đồng bào lấy những chiếc măng vầu đắng, luộc chín rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng. Nguyên liệu này dùng như chiếc bánh đa nem thông thường trong món nem rán phổ thông.
Phở chua Bắc Hà
Phở chua là món ăn truyền thống rất nổi tiếng của người Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai) và nếu đến chợ phiên Bắc Hà, Mường Khương, Cốc Ly… chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua món ăn hấp dẫn này.
Nguyên liệu chính tạo nên sự khác biệt của món ăn này chính là bánh phở, khác với bánh phở thông thường loại bánh này màu nâu do được tráng từ loại gạo đỏ đặc biệt của địa phương, trồng ở xã Lùng Phình. Theo người dân, loại gạo này nấu cơm rất cứng, nhưng khi làm bánh phở lại mềm và thơm.
Rượu Mản Thẩn
Rượu Sim San
Đây là một loại rượu vô cùng đặc biệt. Nếu mới nghe lần đầu bạn sẽ dễ lầm tưởng đây là loại rượu được làm từ quả sim mọc hoang rất nhiều ỏ bờ rừng. Nhưng thưa không phải vậy ạ, đây thực chất là một loại rượu gạo của dân tộc Dao Đỏ, được trông tại thông Sim San – Xã Y Tý – Huyện Bát Xát – Tỉnh Lào Cai.
Rượu San Lùng
San Lùng có ý nghĩa là “Tam Long” tức là 3 con rồng. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước. Nhìn từ xa có cảm giác nó hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò Sèn ngược lên trời. Bởi vậy cho nên người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là ‘tam long’. Từ dó địa danh ấy có tên là San Lùng.
San Lùng là vùng đất thiêng nên đồng bào đến ở lập thành làng bản và sinh sống bằng nghề làm nương nấu rượu. Món rượu San Lùng đặc sản ở Lào Cai là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.
Rượu táo mèo
Tận dùng nguồn nguyên liệu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, người dân bản trên rẻo cao Tây Bắc còn có rượu táo mèo. Rượu táo mèo được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng.
Người Dao cho rằng, uống chút rượu vào buổi sáng sẽ khiến người ta cảm thấy khỏe khoắn, xua đi mọi mệt nhọc trong công việc. Các bạn lưu ý là không nên dùng rượu khi bụng đang đói. Nếu muốn thưởng thức rượu buổi sáng thì trước đó các bạn nên dùng chút điểm tâm, nếu không thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Rượu táo mèo cũng là câu trả lời cho thắc mắc Lào Cai có đặc sản gì?
Rượu ngô Bắc Hà
Rượu ngô Bắc Hà cũng là một trong những sản vật độc đáo của vùng cao. Được chế biến từ những hạt ngô thơm ngọt. Tuy nhỏ nhắn nhưng lại là nguyên liệu chính tạo ra những hũ rượu thơm ngon, nồng nàn. Để nấu được rượu ngon đúng chuẩn, người dân tộc còn phải kết hợp ngô cùng một loại men đặc biệt chế từ hạt hồng my.
Rượu được nấu từ một nguyên liệu duy nhất là hạt ngô. Giống ngô này được trồng trên nương của người H’mông. Ngô nơi đây tuy nhỏ hạt nhưng lại rất chắc, có màu vàng tươi và giàu dinh dưỡng. Có lẽ do kết tinh từ hương đất trời của vùng núi cao heo hút nên những hạt ngô ấy mới có thể tạo ra được thứ rượu ngô tuyệt ngon.
Thịt lợn cắp nách
Được ra đời từ thói quen chăn nuôi của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng giống như thịt lợn nuôi bằng cám ở dưới xuôi.
Thịt lợn cắp nách có vị ngọt, thơm, thịt chắc và không có nhiều mỡ. Các món lợn quay, lợn nướng, các món luộc hay lòng dồi đều có hương vị rất tuyệt, ăn rồi chắc chắn sẽ mong muốn ăn thêm.
Thịt lợn muối
Thịt lợn muối món ăn hấp dẫn, miếng thịt giòn và rắn chắc chua mặn đã làm nên món đặc sản Lào Cai độc đáo thu hút không biết bao nhiêu du khách. Đây là một trong những món ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai mà khách du lịch đặt chân đến nơi đây nhất định phải thử một lần.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là khô trâu gác bếp, thịt trâu khô, thịt trâu sấy. Đây là món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái.
Thịt bên ngoài khô có màu sẫm nhưng bên trong thì đỏ tươi, dai và ngọt. Khi ăn có lẫn mùi khói bếp ám lâu ngày, vị cay của ớt, gừng, lại thơm thơm của hạt mắc khén và lá rừng.
Thịt trâu gác bếp thường được xé nhỏ chấm cùng nước chấm chéo làm món nhậu khoái khẩu hoặc hấp, luộc qua với nước để thịt mềm sau đó thái nhỏ rồi bày ra đĩa.
Tương ớt Mường Khương
Thêm một điều khiến du khách không thể quên khi đến đây là hương vị của tương ớt. Ớt Mường Khương có quả nhỏ, vỏ nhăn, vị cay nồng khác biệt hoàn toàn với những loại ớt thông thường bởi thời tiết và thổ nhưỡng đặc thù của núi rừng Tây Bắc.
Thắng cố Lào Cai
Câu trả lời chắc hẳn phải là thắng cố. Nghe có vẻ lạ tai nhưng nếu các bạn có dịp ghé qua phiên chợ vùng cao thì nên thưởng thức 1 lần. Tô thắng cố ấm nóng sẽ toát ra hết cái ngon, cái độc trong phong cách ẩm thực của người miền cao.
Đây là món ăn nổi tiếng mà ai đặt chân đến Lào Cai xa xôi đều phải thử qua. Thắng cố được làm từ thịt trâu, thịt ngựa, thịt bò và thịt lợn. Các nguyên liệu được nấu nhừ và thêm rau vào khi ăn, phù hợp với những ngày lạnh giá trên vùng rẻo cao Tây Bắc.
Thịt gừng Nùng Dín
Nùng Dín là một dân tộc ít người ở Bắc Hà. Thịt gừng Nùng Dín là món ăn truyền thống của dân tộc này với hương vị rất độc đáo. Thịt được chọn lựa kỹ càng cùng các loại xương băm nhuyễn rồi đem ướp với nước cốt gừng và một ít rượu trắng. Cuối cùng, chỉ cần ủ trong chum sành và lấy ra chế biến khi ăn mà thôi. Đơn giản là thế nhưng thịt gừng Nùng Dín sở hữu hương vị chẳng thể lẫn vào đâu được.
Xôi màu
Đây là món ăn truyền thống của nhiều dân tộc ở Lào Cai, được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên. Màu làm xôi được chế biến từ lá rừng. Nó hấp dẫn du khách không chỉ bởi màu sắc bắt mắt mà bởi chất xôi thơm dẻo. Xôi được chế biến từ những hạt gạo nếp truyền thống tròn, mẩy. Hầu hết các điểm du lịch tại Lào Cai bạn đều có thể thưởng thức món xôi màu hấp dẫn này.
Còn đây là chi tiết:
Tổng hợp các địa điểm vui chơi, du lịch Lào Cai không thể bỏ qua: “Mê mẩn” với Top 40 địa điểm du lịch nổi tiếng Lào Cai!
Món ngon Lào Cai không được bỏ qua: “Chảy nước miếng” với top 30 đặc sản Lào Cai
Tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm du lịch Lào Cai: Tổng hợp kinh nghiệm Lào Cai đầy đủ cho các tín đồ du lịch
Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm. Hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!
Theo dõi chúng mình ở đây nhé :
Một số ảnh lấy từ nguồn internet.