Lễ Thướng Tiêu Huế độc đáo với nghi lễ dựng nêu ngày Tết

Theo sự tích cây nêu ngày Tết trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, cây nêu là biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người.

Những dịp Tết đến, xuân về là lúc thần linh về trời, do đó con người cần những “bảo bối” như cây nêu nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui chơi. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt.

Lễ dựng nêu trong Hoàng cung cũng chính là tín hiệu báo ra để dân gian biết triều đình bắt đầu nghỉ tết, người dân theo đó cũng làm lễ dựng nêu, chuẩn bị đón tết về. Những năm gần đây, tại trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng lễ Thướng Tiêu để du khách có thể tham gia vào không khí lễ hội rực rỡ, độc đáo này.

Nét độc đáo tại lễ Thướng Tiêu

Lễ dựng cây nêu đã được tiến hành từ 3 năm nay nhận được sự quan tâm của nhiều người dân và giới nghiên cứu văn hóa Huế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm, tại Điện Thái Hòa, tới Thế Tổ Miếu (nơi thờ các vị vua triều Nguyễn). Lễ hội bao gồm 2 phần chính là rước nêu và dựng nêu.

Cây nêu dựng trong Đại Nội là một cây tre cao, to, chắc và dài chừng 15m, ngọn còn để nguyên lá. Tre dành để dựng Nêu là loại tre cao, to và chắc. Cây Nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, trước Điện Thái Hòa và các miếu trong Đại Nội. Trên bùa đào ngoài việc ghi tên vị thần, còn treo câu đối Tết điển hình là câu Tân niên nạp dư khánh/Gia tiết hiệu trường xuân (Năm mới thừa chuyện vui/Tiết đẹp xuân còn mãi).

Lễ hội mở màn tại cửa Hiển Nhơn với lễ rước trang trọng, đội ngũ rước nêu trong trang phục áo quan, binh lính triều Nguyễn, cùng với đội nhã nhạc, đội cờ phướn bắt đầu nghi thức. Trên đường rước nêu, đội nhã nhạc cung đình Huế sẽ tấu các bản nhạc cung đình xưa. 10 người lính rước vác cây nêu khởi hành trong âm thanh của Tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đi qua Triệu Tổ Miếu, điện Thái Hòa để đến cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu.

Ngoài Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng còn được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Đây cũng là cơ hội cho nhiều du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này được tham gia lễ hội Thướng Tiêu nơi đây.

Du khách tham gia lễ hội được chứng kiến một nét đẹp văn hóa của người Việt đang được duy trì và tiếp nối trong đời sống hôm nay. Trong Lễ dựng Nêu, mọi người cầu mong năm mới nhiều điều tốt lành, thịnh vượng.

Dựng nêu là một nghi thức truyền thống để báo hiệu ngày tết đã về và kính báo với tổ tiên, mời ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu; đặc biệt việc dựng cây nêu còn có một ý nghĩa hết sức nhân văn của người Việt Nam, đó là thắp sáng niềm tin về một năm mới có nhiều thắng lợi, hạnh phúc, đó cũng chính là lý do vì sao tục dựng nêu được giữ mãi và trao truyền qua rất nhiều thế hệ hàng nghìn năm nay.

Nếu bạn là người yêu thích và đam mê tìm kiếm những điều mới mẻ về nền văn hóa các dân tộc thì lễ Thướng Tiêu là một gợi ý hợp lý mà Ăn chơi khắp chốn gửi đến bạn vào dịp đầu năm mới này. Còn chần chờ gì mà không sách balo lên để tìm hiểu văn hóa và con người nơi đây!

Đừng quên tham khảo thêm Kinh nghiệm và lịch trình tối ưu từng ngày cho bạn, khi đến thăm Thừa Thiên Huế ở đây nhé: Kinh nghiệm du lịch Huế từ A-Z

Đến Huế du lịch thì ăn gì. Cùng tìm hiểu những món đặc sản đặc sản mang đậm hương vị miền đất cố đô ở đây nhé:  Ăn gì – Ẩm thực những món ngon phải ăn ở Huế

Còn đây là những đặc sản Huế làm quà, bạn đừng quên mua nha: Top 35 đặc sản Huế làm quà nổi tiếng nhất

Du lịch Huế thì đi đâu? Khám phá 60 địa điểm du lịch Huế tại đây nhé: Tổng hợp top 60 điểm du lịch ở Huế

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: TH

Đánh giá bài viết